Văn hóa - Nghệ thuật Tái sinh hình hài của Huế xưa

TTH - Ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (23/6/1802), vua Gia Long lên ngôi, sáng lập vương triều Nguyễn, chọn Huế là Kinh đô, chấm dứt 2,5 thế kỷ đất nước bị chia cắt bởi các cuộc chiến phân tranh. Từ đây, xứ Huế, vốn là một vùng đất biên viễn của quốc gia Đại Việt, đã trở thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, giáo dục của nước Việt Nam thực sự thống nhất. Một quần thể công trình kiến trúc với thành quách, cung điện, đền đài, đình tạ, lăng tẩm…, do vua Gia Long khởi dựng và được các triều vua kế vị hoàn thiện, bổ khuyết đã hình thành và tồn tại với miền đất sông Hương - núi Ngự trong hơn 2 thế kỷ qua.

Đọc sách: Tản mạn kiến trúc Nam Bộ

Cuốn sách do Nhà xuất bản Thế giới và Nhã Nam ấn hành, là một biên khảo về kiến trúc dân dụng miền nam từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX. Điểm thu hút đầu tiên là công trình này được những người 'còn trẻ, thậm chí rất trẻ' của nhóm 'Tản Mạn Kiến Trúc' thực hiện với mong muốn lưu giữ phần nào những giá trị di sản kiến trúc Việt Nam.

Vẻ đẹp Nam bộ nhìn từ những kiến trúc dân dụng

Kiến trúc dân dụng miền Nam không chỉ là một phần của kiến trúc Nam bộ mà còn phản ánh tâm lý và lối sống của người dân vùng đất mang đậm văn hóa khẩn hoang.