Trong các doanh nghiệp lớn mà Bộ Xây dựng (BXD) làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước đến nay vẫn còn hai 'ông lớn' là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị vẫn chưa hoàn thành việc cổ phần hóa (CPH). Nguyên nhân được cho là còn vướng mắc liên quan tới vấn đề nhà đất cũng như phương án sử dụng đất sau CPH.
Cục Quản lý đường bộ IV, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đến nay đơn vị chưa thể tiếp nhận dự án cầu Vàm Cống do chưa thể đáp ứng một số điều kiện.
Sáng ngày 5/12/2019, Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSTEEL) đã công bố quyết định bổ nhiệm Ông Nguyễn Tiến Dũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với bán đấu giá cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp quy mô lớn được đẩy mạnh đã cung cấp cho thị trường hàng hóa có chất lượng, tác động mạnh mẽ đến phát triển thị trường vốn, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch và kiểm soát của xã hội đối với hoạt động của DN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc gắn cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết vẫn chưa được chú trọng.
Để hoàn thành công tác cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, DNNN triển khai 06 nội dung trọng tâm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Sau gần ba năm triển khai xử lý, đã có những dự án kinh doanh có lãi nhưng cũng có dự án tiếp tục thua lỗ, ngừng sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2019.
Trì hoãn, trốn niêm yết là căn bệnh trầm kha của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sau cổ phần hóa (CPH). Lũy kế đến nay, có tổng cộng 780 doanh nghiệp (DN) sau CPH thuộc danh sách phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng không chấp hành. Trong gần hai năm, từ tháng 8-2017 đến tháng 6-2019, chỉ có 125 DN thực hiện niêm yết theo đúng quy định.
Các công ty đang cung cấp dịch vụ công cộng như thoát nước, cây xanh, môi trường, quản lý công viên cũng sẽ được triển khai cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 – 2020.
Quy định về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là một trong những nội dung được nhà đầu tư, DN quan tâm khi Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) tiếp tục được góp ý, hoàn thiện.
Với mức giá khởi điểm như trên, ước tính nhà đầu tư cần bỏ ra tối thiểu 1.441,7 tỷ đồng để mua trọn lô đấu giá...
Những tập đoàn có 'máu mặt' đều tỏ ra hụt hơi hơn trong đóng góp cho ngân sách nhà nước...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Theo báo cáo của CIEM, đến nay cách hiểu, định nghĩa thế nào là doanh nghiệp nhà nước còn có sự khác biệt, gây lúng túng cho các bên liên quan.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 989/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (TCT TBYTVN); việc thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Nhựa y tế (Mediplast), Tổng công ty Cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập Công ty Cổ phần Nhựa y tế vào Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 10/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Chiều 15/11, Bộ NN&PTNT đã bàn giao 5 doanh nghiệp thuộc bộ quản lý cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhiều phiến đá tự nhiên được vận chuyển từ Thanh Hóa ra để lát vỉa hè vành đai 3 dưới thấp đã bị vỡ. Thực hư việc này như thế nào?
Công tác cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đi được gần 3/4 chặng đường của năm nay nhưng số lượng DN thực hiện vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, việc thoái vốn ở 5 lĩnh vực đầu tư ngoài ngành đã đạt mục tiêu kế hoạch.
Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) vừa có thông báo tăng giá nước sạch từ ngày 1/10/2015. Mức tăng trên 20% so với biểu giá cũ, tăng thêm từ 1.000 đến 2.000 tùy vào khối lượng nước sử dụng theo bậc thang lũy tiến.