Sau nhiều năm chưa thoái thành công vốn nhà nước tại CTCP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), mới đây UBND tỉnh Bình Định lại muốn đề xuất giữ lại vốn tại doanh nghiệp dược phẩm này.
Dòng tiền từ doanh nghiệp niêm yết dự kiến chảy hàng chục ngàn tỷ đồng về tài khoản cổ đông trong các tháng cuối năm thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, thậm chí mua cổ phiếu quỹ.
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – DHG Pharma (mã: DHG) công bố thông tin về việc chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2023 tổng tỷ lệ 75%, chia làm 2 đợt.
Với số thương vụ được đề xuất cao nhất kể từ năm 2010, 'mua thôn tính' (MBO) có thể trở thành động lực giao dịch lớn nhất trên thị trường chứng khoán Nhật Bản trong năm 2024.
VN-Index đảo chiều tăng; Tín dụng gần đây tăng nhanh, nhưng khó đạt mục tiêu; Chứng khoán năm 2023: Những điều đọng lại; Thị trường tích lũy; Deutsche Bank: Suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Doanh nghiệp dược phẩm ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh. Tuy nhiên, giá cổ phiếu vẫn quanh vùng đỉnh lịch sử. Các nhà đầu tư nước ngoài Hàn, Nhật, Mỹ… đang nắm chắc cổ phần tại ngành có quy mô gần 6 tỷ USD.
Ngành công nghiệp y dược còn nhiều dư địa hút vốn đầu tư, nhưng để làm được điều này đòi hỏi những chính sách ưu đãi hấp dẫn. Đó là ý kiến tại hội thảo 'Triển khai Nghị quyết 29: Tiếp cận mới trong phát triển ngành y dược' do Báo Đầu tư tổ chức hôm nay (20/7).
Với nguồn tài nguyên phong phú về nông sản, thủy sản, cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, TP. Cần Thơ được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn là điểm đến.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản đã chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của mình về tiềm năng, lợi thế cũng như những vấn đề cần sớm cải thiện của môi trường đầu tư TP. Cần Thơ.
Khi có cơ hội từ các hoạt động thoái vốn nhà nước hay nới room, cổ đông ngoại thường tích cực tham gia mua gom cổ phần.
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh và ưu thế về công nghệ, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn tham gia quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Được xem là điểm sáng trong đại dịch, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại qua hình thức mua bán - sáp nhập (M&A).
Công ty cổ phần Dược Hà Tây có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư gấp 1,76 lần quy mô tài sản.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng nhận được gần 170 tỷ đồng nhờ sở hữu 43,3% vốn DHG.
Đề nghị mua chi phối CTCP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco) của The Class Hyosung đã giúp thị giá cổ phiếu HAX tăng hơn 30% trong vòng chưa đầy một tuần. Cơ hội kiếm lời từ các cổ phiếu được khối ngoại quan tâm luôn hiện hữu.
Các doanh nghiệp dược tư nhân đang là nhóm hoạt động hiệu quả nhất ngành với biên lãi gộp dao động trong khoảng 30-50%, cao hơn nhiều so với các ngành sản xuất khác trong nước.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, các doanh nghiệp dược nội địa vẫn đang thua kém doanh nghiệp ngoại chủ yếu về năng lực sản xuất sản phẩm.