Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: 'Ðịnh hướng phát triển du lịch của huyện thời gian tới, bên cạnh du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, địa phương sẽ khai thác hiệu quả du lịch gắn với các di tích sẵn có, truyền thống văn hóa tại địa phương'.
Đình Tân Thành tọa lạc tại ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm huyện Châu Thành 10 km về hướng Tây Bắc, cạnh tỉnh lộ 866 nên đường đi đến di tích rất thuận lợi. Đình Tân Thành được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào năm 2012.
Ðình thần Tân Ðịnh vừa hân hoan đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh, mang lại niềm vui chung, niềm tự hào cho đông đảo bà con ấp Bình Ðịnh, xã Tân Thành, TP Cà Mau.
Hơn 200 năm trước, quan Bố chánh Trần Trung Tiên cho đào kênh dẫn nước sông Hậu từ cửa Định An vào rửa mặn đồng lầy Láng Sắc, được coi như 'con rồng thứ 10' ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tưởng nhớ công lao, người dân đặt tên là kênh Quan Chánh Bố. Ngày nay, kênh Quan Chánh Bố gắn với luồng cửa Định An (sông Hậu), kỳ vọng tạo đột phá phát triển giao thông vận tải thủy ở miền Tây, nhưng còn nhiều khó khăn...
2 cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình đó là một trong những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của đình Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hơn 100 năm qua, dù qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo thế nhưng các giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình này vẫn còn vẹn nguyên cho đến tận hôm nay.TỪ ĐÌNH GÒ TÁO XƯA ĐẾN ĐÌNH TÂN ĐÔNG NGÀY NAY
Theo Hồ sơ Di tích lịch sử - văn hóa đình Vạn Phước của Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An, đình Vạn Phước là một trong những chứng tích quan trọng đầu tiên còn lại của quá trình mở đất, lập làng và xác lập chủ quyền trên vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
93 năm trước, lá cờ Đảng thiêng liêng được dương cao ở Đình Tân Hưng, mặc sự truy sát gắt gao của thực dân Pháp. Sự kiện tạo nên tiếng vang, hun đúc tinh thần yêu nước của quân dân nơi địa đầu Tổ quốc, nhất tề theo Đảng đứng lên giành và giữ độc lập tự do.
Đình Phong Hòa tọa lạc tại ấp Tân Lợi, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung. Được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX, trải qua năm tháng, đình Phong Hòa còn giữ được nét kiến trúc đặc trưng của đình Nam bộ, hệ thống liễn đối, hoành phi gỗ, nghệ thuật khắc hoa văn, họa tiết khéo léo, tinh xảo. Đình được vua Tự Đức ban Sắc phong Thần Hoàng Bổn Cảnh vào năm Tự Đức thứ năm (năm 1852). Đình Phong Hòa được xếp loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, năm 2022, được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là Di tích cấp tỉnh.
Là gia tộc đến định cư sớm nhất trên vùng đất Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), dòng họ Dương có những đóng góp không nhỏ cho quá trình hình thành, phát triển của xứ cù lao. Trải qua mấy trăm năm, các thế hệ con cháu họ Dương vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình kiến thiết quê hương.
Di tích đình Mỹ Phước là công trình kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, tọa lạc ngay trung tâm phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi đình đã gắn bó với lịch sử của thời kỳ khai mở vùng đất mới phương Nam bằng nét kiến trúc độc đáo, cổ kính…
Vừa qua, tập thể Xanh Toàn Cầu Group do ông Nguyễn Thanh Ngà - Chủ tịch HĐQT dẫn đầu đã đến thăm, dâng hương tại đình Tân Thắng, xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long và trao tặng 120.000.000 đồng để tu sửa, xây dựng lại đình.
Làng Tân Thông có từ thời vua Gia Long, tổ tiên của Làng là những lưu dân xứ Quảng và một số nơi khác thuộc xứ Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Tại huyện Đức Hòa, có một ngôi đình mà bên trong khuôn viên là bia ghi ơn anh hùng liệt sĩ và bia kỷ niệm thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Hàng năm, ngoài lễ cúng Kỳ yên của đình làng, ngày 27/7 và 22/12, tại đình còn có mâm cúng tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ. Đó là đình Mỹ Hạnh thuộc ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Nằm ở khu phố Hải Tân 2, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, miếu Hải Tân được tạo dựng để thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, Quan Thánh và các vị thần linh khác nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân.
Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.
Hằng năm, cứ đến lệ kỳ, nhân dân trong vùng lại tề tựu về đình Điều Hòa (TP. Mỹ Tho) để tổ chức cúng Kỳ Yên vào các ngày 16,17, 18 tháng 2 (âm lịch) và 16, 17, 18 tháng 10 (âm lịch).
Đình Tân Nhuận Đông còn giữ được nét kiến trúc đặc trưng của đình Nam Bộ với hệ thống câu đối, liễn, hoành phi gỗ sơn son thếp vàng nên thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.
Tây Ninh được biết đến là miền đất địa linh với những lễ hội độc đáo và đặc sắc. Trong đó, Hội Yến Diêu Trì Cung lộng lẫy được tổ chức trùng với Rằm Trung thu mỗi năm là sự kiện nhất định bạn nên dự.
Đến hẹn lại lên, Lễ hội Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu 2020 lại đón du khách thập phương hành hương về Núi Bà Đen- miền tâm linh thiêng liêng của người dân Nam bộ. Năm nay, du khách đến hội chắc chắn sẽ ngỡ ngàng, bởi hội được tổ chức quy mô hơn, với nhiều hoạt động nghệ thuật và trải nghiệm mới, hấp dẫn.