Dù là tỉnh trung du - miền núi, nhưng Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong về chuyển đổi số và thành tựu thu được hiện đang đứng tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.
Bài chuyên mục theo hợp đồng tháng cao điểm kết nối cung cầu lao động, đề nghị xuất bản vào ngày 23-4
Việc thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) và công tác chuyển đổi số đã giúp Thái Nguyên tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.
Năm 2022, Thái Nguyên có 13/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,25%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 18.500 tỷ đồng; tỉnh tiếp tục duy trì trong tốp đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư FDI, với số vốn FDI tăng thêm trong năm trên 1,5 tỷ đô-la Mỹ và nằm trong Top 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Có được những thành quả trên nhờ đóng góp không nhỏ của công tác triển khai chương trình chuyển đổi số.
Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sau thời gian triển khai đã dần đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, không những làm thay đổi tư duy mà còn thay đổi cách sống, làm việc, lao động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Chính nhờ nỗ lực của các ngành, các cấp trong triển khai công tác chuyển đổi số mà người Thái Nguyên đã dần trở thành những công dân số trong thời đại số.
Xác định chuyển đổi số là bước đột phá để phát triển kinh tế, xã hội, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên đã cùng vào cuộc, thực hiện việc chuyển đổi số từ cộng đồng dân cư, thôn bản, xã phường đến các cơ quan đơn vị nhà nước, các nội dung chuyển đổi số đã và đang giúp thay đổi từ những điều nhỏ nhất, góp phần chuyển đổi số trên quy mô lớn hơn.
Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Thái Nguyên thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về Chương trình chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đến nay, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Qua đó không những khẳng định Thái Nguyên là điểm sáng của cả nước về chuyển đổi số, mà còn từng bước đưa tỉnh dần tới mục tiêu trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2030.
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia (10-10) năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Thái Nguyên, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, công tác chuyển đổi số của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực.
Thái Nguyên đang nỗ lực hướng đến mục tiêu thực hiện chuyển đổi số dựa vào 3 yếu tố trụ cột là: Xã hội số, Chính phủ số và Kinh tế số.
Thái Nguyên là địa phương được đánh giá cao trong thực hiện Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, bộ, ngành (DTI), với vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ giữa năm 2022, Thái Nguyên thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn tỉnh nhằm thúc đẩy chuyển đổi số. Sau 1 năm hoạt động, thành viên của các tổ chính là lực lượng nòng cốt đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân.
Lễ tổng kết đợt thi đua đặc biệt nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023)...
Ngày 16.2, Tỉnh Đoàn Thái Nguyên tổ chức Lễ ra quân phát động và hưởng ứng Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn và Tháng Thanh niên năm 2023.
Ngày 16/2, Tỉnh Đoàn Thái Nguyên tổ chức lễ ra quân phát động và hưởng ứng 'Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn - Tháng Thanh niên năm 2023'. Trong chương trình đã ra mắt 3 đội hình thanh niên chuyển đổi số cấp tỉnh và 178 đội hình thanh niên xung kích chuyển đổi số cấp xã.
Ngày 16/2, tại Định Hóa, BTV tỉnh đoàn Thái Nguyên đã tổ chức 'Lễ ra quân phát động và hưởng ứng Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn...'
Triển khai 'Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030' của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thể hiện rõ vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước, chủ động chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cách làm, tận dụng sức mạnh của công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Trong năm 2022, huyện Phú Bình đã triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình chuyển đổi số gắn với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính.
2022 là năm thứ tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhận Giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc. Đây là giải thưởng rất quan trọng, tôn vinh những nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên EVN, góp phần thiết thực vào quá trình chuyển đổi số của ngành năng lượng nói riêng và đất nước nói chung.
EVN vừa kích hoạt kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform - NDXP) để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số của một số tỉnh, thành phố.
Với kết nối liên thông giữa EVN với các địa phương trên môi trường số làm thay đổi cách thức tiếp cận thông tin và giao tiếp truyền thống của người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Để đáp ứng nhu cầu cũng như tạo thuận tiện cho người dân trong việc tiếp cận gần hơn với các dịch vụ điện trên không gian mạng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai kết nối hệ sinh thái với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) của Bộ Thông tin và Truyền thông để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số của các tỉnh/thành.
Bốn năm liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN khẳng định hướng đi đúng và trúng trong công cuộc chuyển đổi số.
Chỉ sau chưa đầy 2 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về xây dựng, phát triển thị xã Phổ Yên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của người đứng đầu bằng các giải pháp quyết liệt và phù hợp, diện mạo của một thành phố công nghiệp năng động, hiện đại đã cơ bản hiện hữu. Điều này thể hiện rõ qua thu nhập của người dân hiện nay gấp khá nhiều lần so với mức bình quân chung. Nhiều người nói đùa: 'đi xa Phổ Yên 2, 3 năm trở lại không còn nhận ra'.