Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên vừa ký Quyết định 254/QĐ-UBND, chính thức phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỉ đồng.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án với tổng kinh phí hơn 10 tỉ đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào Chăm.
Lễ hội Katê phản ảnh sâu sắc những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm, thể hiện rõ nét đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các thần linh các bậc tiền nhân; cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng được bội thu.
HĐNĐ tỉnh Khánh Hòa có nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập 2 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận
Hiện nay, xu hướng 'check-in' trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.
Quần thể Tháp Pô Klong Garai được coi là danh thắng độc đáo ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Với tuổi đời gần 800 năm lịch sử, quần thể tháp này vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm.
Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như: Tháp Pô Klong Garai; tháp Pôrômê; lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Từ sáng sớm, từng đoàn người mang theo thúng, giỏ - túi, đùm theo lễ vật, bánh trái, trầu cau và trà, rượu… cùng nhau đổ về tháp cổ để dâng cúng lên vị vua - thần thủy lợi Po Klong Garai. Nhiều người tổ chức tiệc mừng và vui tết trong ba ngày.
Lễ hội Katê của người Chăm theo đạo Bà-la-môn tổ chức tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận), là dịp để người dân nơi đây bày tỏ lòng biết ơn, tôn vinh tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ, che chở cho cộng đồng.
Lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn năm nay, được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3/10. Để bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) cho nhân dân đón mừng lễ hội, lực lượng Công an Ninh Thuận đã triển khai các biện pháp bảo đảm ANTT, trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, cũng như phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tết Katê, lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn là dịp để mọi người tưởng nhớ các vị thần, vị vua, tổ tiên và cầu mong sức khỏe, bình an.
Ngày 2/10 (ngày 1/7 lịch Chăm), Lễ hội Katê sẽ khai mạc tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc.
Gần 500 nghệ nhân, nghệ sỹ, vận động viên là đồng bào Chăm từ 9 tỉnh, thành phố sẽ tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 từ ngày 27-29/9/2024, tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận đã sẵn sàng chào đón đồng bào dân tộc Chăm từ 9 tỉnh, thành phố tham gia.
Tháp Pô Klong Garai được xây vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, trên ngọn Đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, TP Phan Rang (Tháp Chàm, Ninh Thuận).
Sản phẩm gốm Chăm thiết kế riêng để làm quà tặng được kỳ vọng làm gia tăng độ nhận diện hình ảnh, thương hiệu của gốm Chăm Ninh Thuận.
Ninh Thuận tổ chức cuộc thi nhằm lựa chọn các mẫu sản phẩm gốm Chăm để sử dụng làm quà tặng của tỉnh, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm của người Chăm.
Ngày 1/8, Bảo tàng Phú Yên phối hợp với Bảo tàng Ninh Thuận khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa tỉnh Ninh Thuận.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có 4 hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia gồm Bia Hòa Lai, Phù điêu Vua Pô Rômê, Bia Phước Thiện và Tượng thờ Vua Pô Klong Garai.
Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là vùng đất lưu giữ những dấu ấn 'vàng son' của nền văn hóa Chăm, với hệ thống các đền tháp cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc và phong tục tập quán mang đậm bản sắc.
Hàn Quốc, Ấn Độ là 2 trong nhiều thị trường khách du lịch nước ngoài đang được ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu mở rộng.
Cuộc khai quật khảo cổ kéo dài 2 năm (2013 - 2014) do Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Bình Thuận thực hiện tại tháp Pô Dam xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, đã đưa lên khỏi lòng đất một số lượng kiến trúc và di vật cực kỳ phong phú, đa dạng về các loại hình, với nhiều thông tin mang lại hiểu biết mới về một nhóm đền tháp thuộc loại cổ nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa hơn 1.300 năm trước.
Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa vừa tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch Ninh Thuận - Khánh Hòa giai đoạn 2023 - 2025 để hướng đến việc quảng bá hình ảnh du lịch, danh lam thắng cảnh của hai địa phương.
Nằm trong cụm phát triển du lịch quốc gia, gồm: Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang - Phan Thiết, hai tỉnh: Khánh Hòa – Ninh Thuận đang đẩy mạnh xúc tiến, liên kết để khai thác các sản phẩm du lịch, điểm đến hấp dẫn ở mỗi địa phương
Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch Ninh Thuận - Khánh Hòa giai đoạn 2023 - 2025 để hướng đến việc quảng bá hình ảnh du lịch, danh lam thắng cảnh của hai địa phương.
Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Hôm nay (14/10), nhằm ngày 1/7 Chăm lịch, hàng vạn người Chăm theo đạo Bà la môn tề tựu về các đền tháp Chăm để nghinh đón Lễ hội Katê 2023.
Nhiều hạng mục tại di tích tháp Hòa Lai (di tích Ba Tháp) tại Ninh Thuận đang xuống cấp nghiêm trọng, thiếu đầu tư nhà vệ sinh, khu nghỉ chân khiến du khách ít quan tâm.
Tháp Hòa Lai (còn gọi Ba Tháp, thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, khu di tích này đang bị lãng quên, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Vị trí khu tháp nằm trên Quốc lộ 1A, khá thuận lợi để gắn kết phát triển du lịch, nhưng nhiều năm qua lợi thế này vẫn chưa được phát huy.
Tháp Pô Klong Garai ở Phan Rang là một trong những di tích quan trọng trong danh sách được nghiên cứu và trùng tu đợt đầu của tiểu ban hợp tác Ba Lan - Việt Nam những năm 1981 – 1988.
Sau hơn 800 năm, quần thể tháp Chăm Pô Klong Garai, Ninh Thuận vẫn uy nghi, sừng sững, được coi là cụm tháp Chăm hùng vĩ, nguyên vẹn và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, Tháp Pô Klong Garai vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm. Năm 2016 công trình này đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.