Anh Trịnh Văn Tuấn (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong trường hợp nào thì người đốt pháo hoa nổ trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với tội này như thế nào?
Theo quy định của pháp luật thì vào dịp Tết, người dân được phép mua và đốt các loại pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ.
Người dân chỉ được phép sử dụng pháo hoa (không được sử dụng pháo nổ hay pháo hoa nổ). Đồng thời, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định, người dân chỉ được mua pháo hoa, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Không nắm rõ quy định, nhiều người vô tình vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1, mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC và Điều 305 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội 'chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ'.
Theo quy định của pháp luật, hành vi đốt pháo trái phép có mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, một số địa phương bắt đầu xuất hiện tình trạng đốt pháo nổ trái phép cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tránh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mặc dù việc đốt pháo đã bị cấm từ lâu, tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến xuân về, một số địa phương vẫn xuất hiện tình trạng người dân đốt pháo nổ. Vậy mức xử phạt cho hành vi đốt pháo trong ngày Tết sẽ thế nào?