Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, dự toán chi thường xuyên năm 2025 nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể phải xác định cụ thể các tác động tăng hoặc giảm quỹ lương và chi hoạt động bộ máy năm 2025 so với năm 2024; đảm bảo triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.
Đối với gói thầu sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên (bao gồm vốn sự nghiệp chi thường xuyên, gói thầu thuộc dự án cải tạo, sửa chữa…), không phải dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công thì sẽ áp dụng hạn mức chỉ định thầu theo dự toán mua sắm là trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1320/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Công Thương.
Sáng nay (15/5), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc trực tuyến của thành viên Chính phủ với tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công, xây dựng hạ tầng trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024. Dự buổi làm việc tại điểm cầu tỉnh Điện Biên có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành.
Giải đáp vướng mắc về việc quyết toán nguồn miễn thủy lợi phí hiện nay.
Năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên đạt hơn 1.571 tỷ đồng, đạt 98,50% dự toán trung ương giao, là năm thứ 3 liên tiếp số thu ngân sách đạt trên 1.500 tỷ đồng.
Sau những tranh luận kéo dài ở nghị trường, Luật Đầu tư công đã được 'giải oan' và phương án gỡ vướng cho các khoản chi thường xuyên có tính chất đầu tư cũng đã có lối ra.
Sáng nay (11/1), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác Bộ Tài chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Các vướng mắc liên quan đến việc sử dụng chi thường xuyên hay chi đầu tư để thực hiện việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công, được xác định là không nằm ở Luật Đầu tư công.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời về đề nghị tỉnh quan tâm xem xét đầu tư xây dựng thêm cho Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện 3 khu nhà điều trị bệnh nhân và 1 hội trường.
113 - đây là con số đại biểu đăng ký chất vấn hiện trên bảng điện tử của Chủ tọa điều hành khi Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực đầu tiên - kinh tế tổng hợp, vượt hơn hẳn so với con số 88 đại biểu đăng ký chất vấn với nhóm lĩnh vực thứ hai về kinh tế ngành tiếp ngay sau đó. Điều này phần nào cho thấy sự quan tâm, kỳ vọng của đại biểu, cử tri và Nhân dân với các tư lệnh ngành đang được giao những công việc liên quan mật thiết đến trọng sự quốc gia: Kế hoạch và đầu tư - tài chính - ngân hàng.
Thông tư 65/2021/TT-BTC về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công của Bộ Tài chính được cho là nguyên nhân dẫn đến vướng mắc khi sử dụng khoản chi thường xuyên để chi đầu tư sửa chữa, mở rộng công trình, cơ sở vật chất, tài sản công.
Điều 6 Luật Đầu tư công không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để chi cho các khoản có tính chất đầu tư.
Tham gia giải trình, làm rõ hơn vấn đề liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các khoản chi có tính chất đầu tư theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên chất vấn chiều nay, 6.11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, các vướng mắc phát sinh từ sau khi Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính bắt đầu có hiệu lực và tại thời điểm này hoàn toàn không có các nội dung liên quan đến việc sửa đổi hay thêm các quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.
Tiếp tục bị chất vấn do ách tắc trong thực hiện chi sửa chữa, nâng cấp tài sản công, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật, đảm bảo các cấp yên tâm thực thi.
Ngày 06/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp, các đại biểu quan tâm đến việc chi ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng hiện có vướng mắc do có cách hiểu đầy đủ, thống nhất về chi thường xuyên, chi đầu tư. Có ý kiến cho rằng có sự vướng mắc giữa Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước. Trước các ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội đã có yêu cầu cơ quan của Quốc hội báo cáo làm rõ và cho biết, sẵn sàng sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có vướng mắc, sẵn sàng có giải thích vấn đề chưa rõ.
Trong phiên chất vấn ngày 6/11, nhằm làm rõ nguyên nhân của những vướng mắc liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các khoản chi có tính chất đầu tư mà các đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng vướng mắc do Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính khi không quy định các nội dung liên quan đến việc sửa đổi hay thêm các quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.
Chất vấn bộ trưởng Bộ Tài chính trong phiên chất vấn sáng ngày 06/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ các giải pháp giải quyết ách tắc trong thực hiện chi sửa chữa, nâng cấp tài sản công, trong khi vướng mắc này đã kéo dài. Điều này cần sự giải thích đảm bảo sự thống nhất của văn bản pháp luật để các cấp yên tâm thực thi.
Trả lời kiến nghị của cử tri TP. Hải Phòng và Bình Dương liên quan đến liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP, trong đó có nội dung về xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.
Trước bất cập Luật Đầu tư công 'trói' nhiều dự án quy mô nhỏ, phát sinh đột xuất, Bộ Tài chính đề xuất thí điểm sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có, áp dụng với dự án dưới 15 tỷ đồng...
Chiều ngày 5/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có.
Bộ Tài chính đề xuất cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có.
Về giải pháp phát triển giáo dục, Đắk Lắk bảo đảm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của tỉnh đạt tối thiểu ở mức 20% chi thường xuyên.
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2401/QĐ- BTC về việc phân cấp thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại Bộ Tài chính.
Sáng ngày 3/8, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Sóc Trăng có buổi làm việc với Sở Tài chính về việc bố trí, sử dụng và quản lý nguồn vốn sự nghiệp mang tính chất đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2017 - 2021. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng các thành viên đoàn giám sát.