Được hình thành trên vùng đất của người Việt cổ cách nay hàng chục vạn năm, là vùng đất hội tụ khí thiêng sông núi, nằm trên huyết mạch giao thông Bắc - Nam, cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, qua các thời kỳ phát triển, Thành phố Thanh Hóa ngày càng được mở rộng, thể hiện rõ vai trò là trung tâm động lực của tỉnh Thanh Hóa và của vùng.
Việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa là phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và xu thế phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thành phố xứng tầm đô thị loại I, với vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật của một trong những tỉnh lớn nhất cả nước.
Hai chữ 'Hạc Oa' được người dân địa phương lý giải có nghĩa là tổ của chim hạc. Và làng Hạc Oa, phường Đông Cương (TP Thanh Hóa) là vùng đất cổ với nhiều dấu tích lịch sử, nét đẹp văn hóa còn lưu giữ.
Truyền thuyết còn lưu lại rằng, trấn thành xưa - TP Thanh Hóa ngày nay, tọa lạc trên lưng chim hạc. Để rồi, cái 'mỹ danh' Hạc Thành đã gắn liền với thành phố như một cách để khẳng định truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và rực rỡ của vùng đất cổ này.
'Làng Giàng trên chợ dưới sông/ Vui người vui cảnh đến không muốn về', vùng đất ngọt ngào vị cam và thơm mùi thuốc lá này là nơi mà trấn thành của tỉnh Thanh Hóa đã đặt liên tục suốt 4 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) và xa hơn nữa, từ thời Bắc thuộc, vào các thế kỷ đầu Công nguyên, thì thành Tư Phố - lỵ sở của quận Cửu Chân cũng là đây.
Không hiện diện tráng lệ trong những truyền thuyết, huyền thoại hay nơi lầu son gác tía, cung điện nguy nga như rồng, kỳ lân, cũng không góp mặt trong bảng xếp hạng 'tứ linh' theo quan niệm phương đông như: Long, Ly, Quy, Phụng… nhưng biểu tượng con Nghê vẫn luôn chiếm một vị trí, tầm quan trọng không gì thay thế được trong văn hóa - tín ngưỡng người Việt. Trước tác động của thời gian, biến động lịch sử, sự hiện diện của những con nghê tại các di tích, địa điểm văn hóa đã phần nào cho thấy nét đẹp, sức sống bền bỉ của loài linh vật này trong đời sống văn hóa - tín ngưỡng người Việt. Đồng thời, chính sự hiện diện ấy đã góp phần khẳng định thêm giá trị, ý nghĩa và sức hấp dẫn của các di tích, địa điểm này.
Thực hiện kế hoạch cắt điện để thí nghiệm định kỳ năm 2020 và test ETE về TTĐKX Thanh Hóa, Điện lực TP Thanh Hóa thông báo ngừng cung cấp điện đối với các phụ tải khu vực Thành phố Thanh Hóa, thời gian, địa điểm cụ thể như sau:
Thành phố Thanh Hóa nằm trên vùng đất cổ, nơi dòng sông Mã vắt qua những vỉa tầng văn hóa, được bồi đắp từ thời Hùng Vương dựng nước. Cho đến tận ngày nay, thành phố Chim Hạc vẫn luôn tự hào là một cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn, với nhiều dấu vết còn in hằn trên các di tích và hiện vật vô giá được tìm thấy tại làng cổ Đông Sơn. Để rồi, làng cổ Đông Sơn cũng là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá những điểm đến văn hóa – tâm linh của thành phố.
Thanh Hóa tọa lạc trên vùng đất cổ - với vô số trầm tích văn hóa đã lắng đọng trong từng thớ đất, mỗi mạch sông và thấm cả vào từng trang sử hình thành, tồn tại và phát triển của thành phố bên bờ sông Mã. Thế nhưng, nói đến khởi nguyên hình thành nên đô thị này, có lẽ phải bắt đầu từ Hạc Thành.
Khu vực Hồ Thành nằm ở trung tâm TP Thanh Hóa, có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và kinh tế, chính trị; xưa kia gồm Trấn thành Thanh Hóa (Hạc Thành), hào nước xung quanh... Hiện dấu tích thành chỉ là hào nước tồn tại dưới dạng các hồ nước nhỏ bị chia cắt chủ yếu là các tuyến giao thông đô thị. Bên trong Trấn thành hiện là trụ sở của một số cơ quan hành chính cấp tỉnh, một số khu dân cư, tập thể cơ quan và trụ sở doanh nghiệp. Việc lập quy hoạch khu vực Hồ Thành nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; đồng thời, xác định chiến lược phát triển phù hợp với phát triển của TP Thanh Hóa.
Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, tổng chiều dài 512km. Khởi nguồn từ Điện Biên, qua tỉnh Sơn La, chảy qua Bắc Lào rồi đổ vào tỉnh Thanh Hóa, ra Biển Đông qua cửa chính là cửa Hới (Sầm Sơn) và hai cửa phụ là cửa Lèn và cửa Lạch Trường. Sông Mã tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba Việt Nam.
Ngày 27 tháng 8 năm 1946, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng đã ký sắc lệnh cho Nha Bưu điện in và Phát hành bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. 5 mẫu tem thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do cố Họa sĩ Nguyễn Sáng quê Mỹ Tho, Tiền Giang vẽ khi mới 23 tuổi là bộ tem đầu tiên.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mảnh đất Thiệu Dương từ xa xưa đã được biết đến như là một nơi 'sơn kỳ thủy tú', vừa mang những nét chung của làng cổ truyền thống ở nước ta, vừa mang những nét riêng biệt, không thể nhầm lẫn của làng cổ vùng châu thổ sông Mã. Từ đại ngàn bao la, sông Mã băng mình qua bao thác, ghềnh gặp sông Chu tại địa phận làng Giàng – Dương Xá (nay là xã Thiệu Dương) làm nên ngã ba Đầu mênh mông sóng nước. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị văn hóa – lịch sử của mảnh đất này, nhiều ý kiến đánh giá đã chỉ ra mối quan hệ giữa đất và người nơi đây: 'Vùng đất cổ Dương Xá nằm ở vị trí đắc địa, nơi hội tụ linh thiêng trời – đất – con người; nơi dòng lịch sử đi qua và lắng tụ lại như một thiên định dành riêng cho mảnh đất nhỏ bé nhưng quan trọng'.