Công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang được nhiều hợp tác xã trên địa bàn huyện Tánh Linh hướng đến. Việc này vừa giúp người dân được hỗ trợ trong sản xuất vừa được bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đang quản lý vận hành hồ 02 hồ thủy điện, trong đó hồ Đơn Dương thuộc cụm nhà máy Thủy điện Đa Nhim - Sông Pha (247,5MW) và hồ Hàm Thuận thuộc cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (475MW).
Nơi đây từng có 10 người dân ở Lâm Đồng bị khởi tố hình sự vì qua Bình Thuận phá rừng làm rẫy, lại có những vụ lén lút khai thác gỗ xoan đào… Nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ, CBCNV Ban quản lý rừng Hàm Thuận – Đa Mi đã cố gắng giữ rừng phòng hộ đầu nguồn…
Một ngày cuối tuần của xuân Giáp Thìn, chúng tôi theo tuyến quốc lộ 55 đến vùng đất Đa Mi (Hàm Thuận Bắc). Đây là địa phương duy nhất đang sở hữu 2 hồ nhân tạo khá lớn, sau khi công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi hoàn thành, đó là hồ Hàm Thuận có diện tích mặt nước gần 2.500 ha và hồ Đa Mi rộng hơn 700 ha.
Với sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển năng lượng Việt Nam, trong suốt lịch sử gần 40 năm phát triển Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) đã có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, đặc biệt và mang dấu ấn đậm nét là sự hợp tác chặt chẽ và tin cậy giữa PECC2 với các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản, góp phần vào sự thành công của các công trình năng lượng quan trọng của Việt Nam.
Trở lại Hàm Thuận Bắc vào giữa những ngày tháng tám, những cơn gió mát dịu đã xua dần cái nắng gay gắt vào buổi trưa ở đây.
Cử tri xã Phú Điền (H.Tân Phú) phản ảnh, hàng năm vào mùa mưa, việc xả đập phía tỉnh Bình Thuận thường được các cơ quan chức năng thông báo đến người dân chậm, chỉ thông báo trước vài giờ, người dân không kịp di dời, ứng phó làm ảnh hướng đến hoa màu, tài sản. Kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh làm việc với tỉnh bạn để khắc phục việc này; cần có thông báo, cảnh báo sớm để người dân kịp thời chủ động các biện pháp ứng phó.
Thời điểm được chia tách huyện, cơ sở hạ tầng của huyện Đức Linh hầu như chưa có gì. Nhưng tiềm năng thì ai cũng thấy. Sẽ là một vùng nông nghiệp trù phú. Và sẽ là gì nữa, khi Đức Linh giáp ranh với 2 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng… 40 năm từ khi chia tách huyện, với những quyết sách cơ bản phù hợp với tiềm năng lẫn điều kiện thực hiện, Đảng bộ huyện Đức Linh đã tạo ra bước chuyển nổi bật.
Trong hơn 2 nhiệm kỳ từ 1995 đến 2005 Đảng bộ Tánh Linh có nhiều Nghị quyết định hướng làm thủy lợi. Xác định thủy lợi là khâu then chốt để biến cánh đồng lúa La Ngà trở thành vùng lúa trọng điểm của tỉnh. Đặc biệt, năm 2003, Huyện ủy Tánh Linh ban hành Chỉ thị 15 về phát triển thủy lợi với tầm nhìn chiến lược đã tạo 'cú hích' trong phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Hàm Tân vốn là vùng ít nước nên chuyện có nước ổn định cho các khu công nghiệp hoạt động là nỗi lo có lộ trình mà tỉnh đã tính toán từ nhiều năm trước bằng cách sắp xếp xây dựng những công trình chuyển nước.
Chiều 25/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bình Thuận (Công ty) về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
Một quyết định đảm bảo điện quốc gia, an ninh năng lượng, phát triển kinh tế và đem lại công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân, nhất là công nhân xây lắp điện.
Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa cho biết, bắt đầu từ 8 giờ sáng mai (13/9) đơn vị sẽ điều tiết xả dặm qua cống hồ Sông Móng (Hàm Thuận Nam) với lưu lượng 2 m3/s. Đồng thời, đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Nam thông báo kịp thời cho các địa phương và nhân dân dọc tuyến tiêu thoát lũ hồ Sông Móng biết và có phương án chủ động phòng tránh an toàn.
Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa có thông báo về kế hoạch điều tiết nước qua tràn hồ Lòng Sông, huyện Tuy Phong. Thời gian điều tiết nước qua tràn từ 8 giờ ngày 24/8, với lưu lượng 20 m3/s. Sau 13 giờ cùng ngày, tùy thuộc vào lưu lượng đến hồ sẽ tăng lên từ 30 - 200 m3/s.
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tánh Linh, cuối giờ chiều qua (8/8), trên địa bàn xã Huy Khiêm xảy ra mưa kèm lốc xoáy cục bộ. Hậu quả, gây tốc mái 1 căn nhà của hộ ông Trần Xuân Vinh, diện tích bị tốc mái 28 m, giá trị thiệt hại ước tính 20 triệu đồng.
Trong các ngày từ 9 đến 10/6, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đã phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh Bình Thuận và các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh tiến hành kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà.
Đa Mi, một xã miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc, cách TP. Phan Thiết khoảng 60 km, được đánh giá có tiềm năng lớn về du lịch hiện đang được đánh thức.
Vốn đã xanh nhưng Đa Mi vẫn luôn xanh giữa đại dịch Covid-19. Ai đã tạo nên điều kỳ diệu ấy? không ai ngoài thiên nhiên và bàn tay, khối óc của con người.
Chuyện để giúp hàng triệu người dân có cơ hội đổi đời cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua công trình hồ La Ngà 3 ở 3 tỉnh gồm Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là điều không đơn giản nhưng bức thiết không chỉ của hiện tại. Trước đó, sau các văn bản kiến nghị, nhiều cuộc họp diễn ra thì vấn đề được đánh dấu ghi nhận tại một cuộc họp liên ngành diễn ra năm 2016, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì với nội dung về đầu tư xây dựng hồ thủy lợi La Ngà 3 và tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án thủy điện La Ngâu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo đó, tại Công văn số 4911 vào ngày 27/10/2016, bộ đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các việc. Cụ thể, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo rà soát điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông La Ngà cho phù hợp, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ; giao UBND tỉnh Bình Thuận thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện, khách quan các tác động của việc xây dựng hồ La Ngà 3…
Thực tế, tổng diện tích đất sản xuất của 5 huyện, thị này gần 200.000 ha nhưng đến năm 2020, chỉ có 20.000 ha chủ động nước tưới, tức chỉ chiếm khoảng 10% diện tích.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), Đảng bộ, quân và dân huyện Hàm Thuận Bắc tự hào ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc. Để từ đó, mỗi tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở, các cấp chính quyền và mỗi người dân Hàm Thuận Bắc càng thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm to lớn vẻ vang là xây dựng Hàm Thuận Bắc ngày thêm giàu đẹp, văn minh.
Tháng 5 về mang theo những cơn mưa đầu mùa đến với thành phố Bảo Lộc, nơi Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đặt trụ sở giao dịch. Không khí này càng trở nên đặc biệt hơn với người lao động tại Công ty khi họ đang cảm thấy tự hào xen lẫn niềm hân hoan hướng tới chào mừng 20 năm ngày thành lập Công ty, ngày 21/5/2021.
Dự án thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi hoàn thành toàn bộ công trình và chính thức vận hành phát điện từ ngày 2/4/2001. Hàng năm, Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi sản xuất khoảng 1,5 tỷ kWh.
Chúng tôi gọi 'Màu cỏ úa' là cuốn phim quay dài năm tháng, đó không phải là một hành trình làm nên một bộ phim, mà là hành trình tìm kiếm bản thân mình. Thật hạnh phúc khi người dẫn đường cho chúng tôi là Trần Tiến.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hòa vừa ký công văn gửi đến Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia về việc đề nghị duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt mùa khô năm 2021 trên địa bàn Đức Linh, Tánh Linh.
Đông đang qua, xuân đến nhẹ nhàng như những cây lúa đang 'thì con gái' xào xạc dưới nắng vàng ban mai… Những đồng lúa xác nhận, cánh đồng lúa sạch, lúa sản xuất theo hướng hữu cơ đang tạo cho nông dân Tánh Linh làm kinh tế bền vững… Tánh Linh được xem là một trong những vùng trọng điểm lương thực của tỉnh, tập trung ở vùng thung lũng sông La Ngà màu mỡ phù sa, với 'Gạo Tánh Linh' đang là thương hiệu 'hót' trên thị trường. Vì sao?
Đa Mi những tháng cận Tết Nguyên đán lạnh, lạnh lắm. Có những ngày lạnh đến tê tay. Lấp ló trong làn sương mờ ảo là màu xanh của những vườn cam, vườn bưởi… người nông dân trồng chuẩn bị để bán vào dịp tết. Năm nay, cây ra trái nhiều hứa hẹn một mùa no ấm…
Thủy điện Đa Nhim có công suất lắp máy 160 MW với 4 tổ máy trục ngang, khởi công năm 1961, hoàn thành tháng 12-1964.
Với những thế mạnh hiện có, huyện Hàm Thuận Bắc ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, năng lượng tái tạo. Đồng thời, hình thành các nhà máy sản xuất công nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường...
Chẳng biết trách ai. Hoa hậu hồ du lịch Đa Mi, bỏ cuộc chơi và lỡ bước sang lối khác. Phải chọn một trong hai. Làm du lịch sinh thái hoặc điện mặt trời và nuôi cá công nghiệp.
Cùng với huyện Tánh Linh, Đức Linh là 1 trong 2 huyện miền núi của tỉnh may mắn không gặp hạn nặng, vẫn đảm bảo diện tích sản xuất đông xuân và hè thu.
Lợi thế về thời tiết, khí hậu và nguồn nước đã có, nhưng để đạt được kế hoạch đề ra, ngoài việc duy trì các diện tích đã sản xuất lúa hữu cơ, Tánh Linh sẽ tiếp tục khoanh vùng mở rộng diện tích 410 ha trên vùng lúa chất lượng cao…
Hầu hết các hồ thủy điện trong cả nước, đặc biệt khu vực miền Trung và Nam Tây nguyên, không đạt được mực nước dâng bình thường vào cuối năm 2019 và đang ở mực nước thấp trong Quý 1/2020. Do đó, việc vận hành các nhà máy thủy điện để đảm bảo sản lượng kế hoạch và đáp ứng nhu cầu cấp nước hạ du là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
Trong khi hồ Đại Ninh (Đức Trọng – Lâm Đồng) có tổng lượng nước chỉ chiếm 32,88% dung tích hữu ích thiết kế, tính đến giữa tháng 10/2019 thì thủy điện Đại Ninh chạy máy phát điện xả nước về hạ du, tức vùng Bắc Bình vượt kế hoạch mà Bình Thuận đã đăng ký với nhà máy là 6m3/s đến 5 lần, tức 31m3/s. Lý do được biết sau đó là vì trong hệ thống thiếu điện nên thủy điện Đại Ninh được huy động phát tăng công suất. Trong tình huống dự báo thiếu nước sản xuất vụ đông xuân tới với tình hình đang thiếu điện hiện tại, việc làm của thủy điện Đại Ninh có thể hiểu giải quyết bức xúc trước mắt. Tuy nhiên, điều đó đặt trong bối cảnh tại Bình Thuận, cụ thể tại Tuy Phong, nơi có hơn chục nhà máy điện gió, điện mặt trời đang giảm phát công suất từng ngày vì quá tải đường dây truyền tải thì mâu thuẫn đối kháng thừa, thiếu điện đã ít nhiều tác động đến tình hình phát triển kinh tế tại tỉnh.
Sự ủng hộ đó đã đưa đến vấn đề làm thế nào để điều đó thành hiện thực, tức phải xây dựng công trình thủy lợi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho vùng phía Nam này là xây dựng hồ La Ngà 3.