Hơn 1.100 suất quà tặng học sinh Na Cô Sa

Học sinh Trường Mầm non và Tiểu học Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ vừa nhận quà tặng từ nhóm phật tử Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và nhóm thiện nguyện Điện Biên trao tặng ngày 24/11.

Thầy và trò ở huyện Nậm Pồ hào hứng 'mổ lợn' tiết kiệm trong lễ khai giảng

Khai giảng năm học 2023 – 2024 của học sinh trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) thêm phần đặc biệt khi các em được 'mổ lợn' tiết kiệm.

Gỡ bài toán nhân lực giáo dục vùng cao (1): Nỗi niềm cô thầy bỏ núi về xuôi

Mỗi người một câu chuyện riêng, có nhiều nguyên nhân khiến cán bộ, giáo viên phải dằn lòng 'dứt áo' ra đi.

Cung cấp nước sạch cho gần 1.000 học sinh xã biên giới Na Cô Sa

Ngày 28/10, Đồn Biên phòng Na Cô Sa, BĐBP Điện Biên và Công ty cổ phần dầu oliu Hà Nội (Hanoli) tổ chức trao tặng 2 giếng khoan trị giá 60 triệu đồng cho 1.000 học sinh ở khu vực biên giới xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Cách làm hay của các trường ở Nậm Pồ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh

Thực hiện mô hình khép kín trong các trường nên ngành Giáo dục huyện Nậm Pồ đang hết sức chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cô Tuyết bám bản 'quên' bệnh tật

Tuyết 33 tuổi đã 8 năm bị viêm cầu thận mãn tính. Khi biết mình bệnh cô bảo mẹ: 'Con bị nặng mẹ đừng chữa nhé! Nhà nghèo, đông con, mẹ dành tiền cho các em ăn học...'.

Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Lồng ghép là tốt nhất…

'Thế giới vận động không ngừng, nếu như chúng ta không cập nhật kịp thời thì sẽ bị tụt hậu... nhưng theo tôi chứng chỉ CDNN nếu lồng ghép vào bồi dưỡng chuyên môn là tốt nhất', thầy giáo Nguyễn Văn Quân chia sẻ.

Bếp nổi lửa trở lại, thầy trò vùng cao hân hoan tới trường

Sau thời gian dài tạm dừng nấu ăn bán trú, các bếp ăn ở trong trường học ở Nậm Pồ và Điện biên đã nổi lửa trở lại khiến trò hân hoan, thầy cô phấn khởi.

'Cô giáo xóa mù' ở bản Xà Thề Phìn

Học xong chương trình THCS, Nguyễn Thị Huệ tình nguyện viết đơn xin đi dạy xóa mù. Do ít người nên học sinh tuổi nào cô cũng nhận. Cô còn vận động phụ huynh học sinh, những người chưa biết chữ tham gia học cùng.

Cô giáo 20 năm gắn bó với học trò vùng cao

ĐBP - Chúng tôi đến Ðiểm trường Na Cô Sa 2 (Trường PTDTBT Tiểu học Na Cô Sa, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ) một buổi sớm cuối tháng 10. Trong ngôi nhà cấp 4 đã râm ran tiếng bi bô đánh vần của những đứa trẻ. Có dịp gặp gỡ, trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Huệ, người đã có gần 20 năm gắn bó với học sinh, với mảnh đất biên viễn Na Cô Sa.

Cảm ơn các chú Bộ đội Biên phòng!

Thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Điện Biên về triển khai mô hình 'Con nuôi đồn biên phòng', Đồn Biên phòng (BP) Na Cô Sa đang nuôi dưỡng 2 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là: Giàng A Quảng (sinh năm 2009) và Hạng A Chua, (sinh năm 2011). Không chỉ giúp gia đình 2 cháu vơi bớt khó khăn, mà sự tận tình chăm sóc của các chú Bộ đội Biên phòng đã giúp tương lai các cháu thêm rộng mở.

Chuyện người hiến đất xây trường ở Nậm Pồ

Ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, ai ai cũng biết anh Hoàng A Ký (SN 1973), dân tộc Mông với nghĩa cử cao đẹp, hiến đất xây trường.

Báo GD&TĐ tặng quà học sinh nghèo huyện biên giới

Chung tay cùng học sinh vùng cao, biên giới nghèo phòng, chống dịch Covid-19, ngày 28-4, Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp chính quyền hai xã Nà Bủng, Na Cô Sa thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) tổ chức trao 200 suất quà với trị giá hơn 100 triệu đồng cho học sinh nghèo hai trường tiểu học Na Cô Sa và Nà Bủng.

Nỗ lực triển khai dạy và học ở Na Cô Sa

ĐBP - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc dạy và học qua internet, qua truyền hình để đảm bảo hoàn thành chương trình của năm học. Tuy nhiên, khi triển khai tại các địa bàn vùng cao, cả giáo viên và học sinh gặp phải những khó khăn và bất cập trong việc áp dụng hình thức công nghệ hiện đại này. Với sự nỗ lực vượt khó, áp dụng nhiều cách làm linh hoạt, đến nay thầy và trò Trường Tiểu học Na Cô Sa (xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ) đã triển khai bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.

Trên rừng, trên bản học tập thế nào những ngày nghỉ dịch Covid-19?

Học sinh thành phố, vùng khá có thể học trực tuyến, học tại nhà nhưng học sinh vùng bản, vùng khó khăn những ngày nghỉ dài việc học chỉ dựa vào tự nguyện.

Sau việc hàng chục trẻ ốm sốt, đề xuất cho học sinh nghỉ học tại tỉnh Điện Biên

Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Y tế đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xem xét cho học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến ngày 9/2.

Xuân về trên những điểm trường

Nhiều mái trường khang trang trên những đỉnh núi mờ sương và tiếng ê a của học trò đang mang lại sức sống mới cho những mảnh đất 'bốn không'.

Thương lắm Na Cô Sa!

Ở cuối trời Tây Bắc, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) từng gắn với nghèo nàn, thất học. Ở đó từng có những giáo viên 'bán' tuổi thanh xuân để 'mua' nụ cười con trẻ. Ngày Tết cận kề, nhiều nơi, giáo viên lại nơm nớp âu lo làm sao có thể 'níu chân' học sinh sau Tết. Còn ở Na Cô Sa thì đã qua rồi những năm tháng ấy bởi họ có tình yêu thương con trẻ đến cháy bỏng.

Trường Na Cô Sa nay đã xóa tranh tre, thành trường chuẩn cấp độ 1

Không ai nghĩ, chỉ với vài năm trường Phổ thông bán trú Tiểu học Na Cô Sa từ một ngôi trường 100% tranh tre, lứa lá lại có thể thành trường chuẩn cấp độ 1.

Cô giáo Huệ, người đi qua những huyền thoại ở Na Cô Sa

Gần 20 năm gắn bó với mảnh đất biên cương Na Cô Sa, cô giáo Nguyễn Thị Huệ đã đi qua những ngày tháng mà mới nghe, tưởng như đó là huyền thoại giữa ngày thường

Cô giáo Vuông không nhỏ bé ở Huổi Thủng 2

Ẩn sau bên trong cô giáo nhỏ bé người dân tộc Thái ở điểm trường Huổi Thủng 2 (xã Na cô sa, Nậm Pồ, Điện Biên) là một nghị lực lớn, quyết tâm với nghề giáo