Dù cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, phương thức tự chủ vàn nhà hát biến thành Trung tâm đa thể loại đã thách thức vô cùng khắc nghiệt thì cũng không làm nguội lạnh ngọn lửa tình yêu Chèo của nghệ sĩ và công chúng.
Liên hoan nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc năm 2019 vừa được tổ chức tại Bắc Giang. Trong bối cảnh sân khấu truyền thống dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, liên hoan đã góp phần động viên các nghệ sĩ chèo cả nước, khơi lên lửa nghề, tìm ra hướng giữ gìn và phát triển sân khấu chèo.
Chứng kiến khán giả nườm nượp, hồ hởi đến xem chèo kín sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang trong 14 ngày diễn ra Liên hoan Chèo toàn quốc 2019, người làm nghề khấp khởi mừng, bởi sân khấu chèo vẫn luôn có khán giả.
Bắt đầu khai mạc từ ngày 14/9, sau 14 ngày diễn ra sôi động với sự quy tụ của hơn 1.000 nghệ sĩ của 16 đơn vị nghệ thuật chèo trên toàn quốc, Liên hoan Chèo toàn quốc đã có những tấm huy chương đánh dấu một chặng đường cống hiến nỗ lực của các nghệ sĩ yêu nền nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, dù khán giả đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc sau 26 vở diễn, vẫn còn những nuối tiếc đáng để suy ngẫm.
Sau 14 ngày rực sáng trên sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 đã chính thức khép lại với những niềm vui và cả nỗi buồn.
Tối 28-9, Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 đã khép lại sau 14 ngày hội tụ với lễ tổng kết, trao giải đầy cảm xúc tại sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang.
Tối 28/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 đã khép lại với nhiều niềm vui, nụ cười của một mùa hội Chèo thành công.
Phải đào tạo con người tiếp cận được với các nền nghệ thuật biểu diễn tiên tiến, lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình biểu diễn, bảo tồn nghệ thuật truyền thống.
Trong bối cảnh công nghiệp văn hóa phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) về Hà Nội đang là thách thức đặt ra cho những thế hệ văn nghệ sĩ kế cận. Vấn đề trên được các văn nghệ sĩ lão thành đặt ra trong buổi tọa đàm: 'Những kinh nghiệm của các thế hệ văn nghệ sĩ trong việc tổ chức sáng tác và truyền thụ kinh nghiệm cho các thế hệ kế cận' do Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổ chức.
Tuy số lượng tác phẩm của giới văn học, nghệ thuật Thủ đô những năm gần đây tăng mạnh, nhất là của tác giả mới, nhưng còn thiếu vắng tác phẩm có tính cách tân, định hướng thị hiếu công chúng và có sức lan tỏa trong xã hội. Phóng viên Báo Hànôịmới đã ghi lại một số ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ tên tuổi ở Hà Nội, mong truyền cảm hứng cho thế hệ kế cận có nhiều tác phẩm giá trị, xứng tầm.
Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho nghệ thuật sân khấu để tồn tại và phát triển. Sân khấu Thủ đô dù đang có những bước chuyển mình, nhưng vẫn cần nghĩ xa để tiến xa hơn, đáp ứng nhu cầu của khán giả, nhất là thế hệ 'công dân toàn cầu'.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kéo theo những thay đổi lớn trong cách tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của công chúng hiện đại đang đặt sân khấu truyền thống vào thế cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hình giải trí khác. Và trong cuộc đua ấy, sân khấu không thể đứng ngoài mà phải tận dụng những thế mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đổi mới và phát triển.