Mặc dù sân khấu được xác định trong tình trạng khủng hoảng về nhiều mặt trong nhiều năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo người xem. Một trong những nguyên nhân quan trọng được chỉ ra là việc thiếu đầu tư, chăm lo cho khán giả.
Không phải ngẫu nhiên khi tại cuộc hội thảo được Hội Sân khấu Hà Nội vừa tổ chức, các nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình, biên kịch… cùng bày tỏ sự trăn trở về thực trạng chờ mãi không thấy vở diễn về đề tài hiện đại.
Sáng nay (19/11), Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm 'Văn nghệ sĩ Thủ đô nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật' với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ Hà Nội.
Hiện nay, sân khấu Hà Nội chưa có nhiều tác giả xông xáo vào những lĩnh vực mũi nhọn của đời sống. 'Vùng an toàn' khiến nhiều cây bút trẻ khó bứt phá.
Dù có những vở tốt, vở hay nhưng cũng có nhiều vở diễn đưa vấn đề xã hội kiểu nửa vời, sân khấu vắng khán giả là đương nhiên.
Sân khấu Hà Nội thiếu vắng những tác phẩm về đời sống xã hội đương đại, thiếu các vấn đề về Hà Nội hiện nay. Đó là khẳng định của rất nhiều người làm sân khấu lẫn công tác lý luận, phê bình. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết vấn đề này vẫn đang là bài toán chưa hẳn có lời giải chính xác.
Sân khấu Hà Nội cần thêm nhiều vở diễn về cuộc sống hôm nay - cuộc sống đổi mới trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế ở Thủ đô.
Sáng ngày 11/6, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức hội thảo 'Tư tưởng Hồ Chí Minh với nghệ sĩ sân khấu thủ đô'. Hoạt động có ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và đẩy mạnh phong trào học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Văn nghệ sĩ Hà Nội vừa được phen ngạc nhiên vì tại lễ tổng kết phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, trao giải cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật 65 năm giải phóng Thủ đô, tuy nhiên giá trị chỉ vài trăm ngàn đồng.
Hoạt động phê bình trong lĩnh vực sân khấu là 'mặt trận' gần như bị bỏ ngỏ nhiều năm nay. Tình trạng thiếu chuẩn cho phê bình sân khấu khiến người phê bình dễ loạn cách tiếp cận. Làm thế nào để chấn chỉnh tình trạng này?
Sân khấu Hà Nội hội tụ nhiều nghệ sĩ tài năng, được đào tạo trong nước và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao, nhưng nhiều năm nay vẫn loay hoay, chưa thoát khỏi khủng hoảng. Làm thế nào để vực dậy sân khấu của Thủ đô, nơi vẫn được tự hào là sân khấu hàn lâm, chuyên nghiệp, hiện đại ?
Trong giới làm nghề và cả với khán giả, vở chèo 'Điều còn lại' đã ghi dấu ấn bởi cả 3 yếu tố: Một kịch bản có 'sức nặng', một vị đạo diễn vào 'độ chín' của nghề và một dàn diễn viên tài năng, nhuần nhuyễn cả trong ca và diễn.
Dù cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, phương thức tự chủ vàn nhà hát biến thành Trung tâm đa thể loại đã thách thức vô cùng khắc nghiệt thì cũng không làm nguội lạnh ngọn lửa tình yêu Chèo của nghệ sĩ và công chúng.
Liên hoan nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc năm 2019 vừa được tổ chức tại Bắc Giang. Trong bối cảnh sân khấu truyền thống dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, liên hoan đã góp phần động viên các nghệ sĩ chèo cả nước, khơi lên lửa nghề, tìm ra hướng giữ gìn và phát triển sân khấu chèo.
Chứng kiến khán giả nườm nượp, hồ hởi đến xem chèo kín sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang trong 14 ngày diễn ra Liên hoan Chèo toàn quốc 2019, người làm nghề khấp khởi mừng, bởi sân khấu chèo vẫn luôn có khán giả.
Bắt đầu khai mạc từ ngày 14/9, sau 14 ngày diễn ra sôi động với sự quy tụ của hơn 1.000 nghệ sĩ của 16 đơn vị nghệ thuật chèo trên toàn quốc, Liên hoan Chèo toàn quốc đã có những tấm huy chương đánh dấu một chặng đường cống hiến nỗ lực của các nghệ sĩ yêu nền nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, dù khán giả đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc sau 26 vở diễn, vẫn còn những nuối tiếc đáng để suy ngẫm.
Sau 14 ngày rực sáng trên sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 đã chính thức khép lại với những niềm vui và cả nỗi buồn.
Tối 28-9, Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 đã khép lại sau 14 ngày hội tụ với lễ tổng kết, trao giải đầy cảm xúc tại sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang.
Tối 28/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Liên hoan Chèo toàn quốc 2019 đã khép lại với nhiều niềm vui, nụ cười của một mùa hội Chèo thành công.
Phải đào tạo con người tiếp cận được với các nền nghệ thuật biểu diễn tiên tiến, lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp với từng loại hình biểu diễn, bảo tồn nghệ thuật truyền thống.
Trong bối cảnh công nghiệp văn hóa phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) về Hà Nội đang là thách thức đặt ra cho những thế hệ văn nghệ sĩ kế cận. Vấn đề trên được các văn nghệ sĩ lão thành đặt ra trong buổi tọa đàm: 'Những kinh nghiệm của các thế hệ văn nghệ sĩ trong việc tổ chức sáng tác và truyền thụ kinh nghiệm cho các thế hệ kế cận' do Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổ chức.
Tuy số lượng tác phẩm của giới văn học, nghệ thuật Thủ đô những năm gần đây tăng mạnh, nhất là của tác giả mới, nhưng còn thiếu vắng tác phẩm có tính cách tân, định hướng thị hiếu công chúng và có sức lan tỏa trong xã hội. Phóng viên Báo Hànôịmới đã ghi lại một số ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ tên tuổi ở Hà Nội, mong truyền cảm hứng cho thế hệ kế cận có nhiều tác phẩm giá trị, xứng tầm.
Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho nghệ thuật sân khấu để tồn tại và phát triển. Sân khấu Thủ đô dù đang có những bước chuyển mình, nhưng vẫn cần nghĩ xa để tiến xa hơn, đáp ứng nhu cầu của khán giả, nhất là thế hệ 'công dân toàn cầu'.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kéo theo những thay đổi lớn trong cách tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của công chúng hiện đại đang đặt sân khấu truyền thống vào thế cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hình giải trí khác. Và trong cuộc đua ấy, sân khấu không thể đứng ngoài mà phải tận dụng những thế mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đổi mới và phát triển.