Hội Nông dân huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ vốn sản xuất, giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Từ đầu tháng 12/2023 đến nay, Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi liên tục có các văn bản báo cáo ngành chức năng Đồng Nai việc giảm công suất, ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt.
Công ty CP Dịch vụ Sonadezi (chủ dự án Khu xử lý chất thải tại xã Quang Trung) mới có văn bản gửi UBND tỉnh, Sở TN-MT; các huyện, thành phố thông báo giảm công suất, ngưng tiếp nhận rác từ 1-1-2024.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, cuốn sách Chuyện 'Đi sứ' thời hội nhập là động lực 'truyền lửa' để nhiều người có thêm tình yêu với đất nước, với ngành ngoại giao.
ĐN) - Sở TN-MT vừa tổ chức trao giải thưởng 3 cuộc thi: Mô hình, ý tưởng sáng tạo xanh; Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu và Mô hình xanh - sạch - đẹp năm 2023.
Hiện nay, nhiều trường học đưa nội dung bảo vệ môi trường (BVMT) vào chương trình học chính khóa lẫn các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa. Qua đó nhằm giúp học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức và có ý thức tham gia BVMT.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 khu xử lý (KXL) rác ngừng hoạt động, 3 KXL rác hoạt động nhưng không tiếp nhận rác sinh hoạt. Mới đây, thêm 1 KXL kiến nghị ngưng nhận rác và 1 KXL xin giảm một nửa công suất.
Ngày 27-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi làm việc với Sở TN-MT và các sở, ban, ngành về tình hình tiếp nhận, xử lý và đầu tư các hạng mục, công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Đồng Nai.
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã có quyết định xử phạt hơn 160 cơ sở với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng; đình chỉ, yêu cầu tạm ngừng hoạt động hơn 950 cơ sở.
Đồng Nai là địa phương có quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước. Cũng vì vậy, công tác quản lý bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp muốn tham gia lập đề án tín chỉ carbon tại Đồng Nai để chuẩn bị cho thị trường trao đổi, mua bán carbon
Ngày 20/9, Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh đồng nai đã gửi văn bản yêu cầu 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạm ngưng hợp tác với 328 trang trại vi phạm về môi trường.
Sở Tài nguyên & Môi trường yêu cầu 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạm ngưng hoạt động, hợp tác với 328 trang trại vi phạm về môi trường.
Năm 2019, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải, khí thải phát sinh từ một số doanh nghiệp tại Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng của Đồng Nai đã vào cuộc để chấn chỉnh tình hình, yêu cầu các doanh nghiệp vi phạm khắc phục, nhưng đến nay, tình trạng này vẫn tiếp diễn...
UBND tỉnh đang xây dựng Kế hoạch bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch này bao gồm các phương án, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý trong quy hoạch này là tỷ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) chiếm 80-85% vào năm 2050.
Đồng Nai hiện có 11 đô thị, trong đó có 2 thành phố nhưng chưa có đô thị nào đáp ứng được tiêu chí hạ tầng thoát nước mưa và xử lý nước thải. Đây là nguyên nhân dẫn đến ngập, ô nhiễm sông suối.
Theo yêu cầu của tỉnh, các địa phương phải bố trí quỹ đất, nguồn vốn đầu tư trạm trung chuyển (TTC) để thu gom, vận chuyển rác. Thế nhưng hiện mới có 22% TTC đáp ứng yêu cầu dẫn đến phần lớn rác phải tập kết ở các bãi tạm, trên đường hoặc khu đất trống.
Khu xử lý (KXL) chất thải chưa thực hiện theo quy hoạch, chuẩn hóa trạm trung chuyển và xe chở rác chậm, tỷ lệ rác phân loại tại nguồn thấp là các bất cập trong quản lý chất thải sinh hoạt (CTSH). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe người dân và sự phát triển bền vững của tỉnh.
Nguy cơ sông Đồng Nai sẽ bị ô nhiễm do nước đầy bọt (nghi xả thải trộm) ở suối Xiệp chảy từ tỉnh Bình Dương đổ ra cầu Thủ Huông.
Thời gian qua, lực lượng chức năng huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT). Tuy nhiên, các tháng đầu năm 2023, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên địa bàn huyện còn cao. Do đó, địa phương sẽ tăng cường các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ TNGT và bảo đảm trật tự ATGT trong các tháng còn lại của năm 2023.
Đồng Nai là trung tâm chăn nuôi lớn của cả nước. Ngành chăn nuôi có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, việc phát triển chăn nuôi những năm qua cũng gây ra không ít hệ lụy, trong đó có ô nhiễm môi trường.
Công ty CP Dịch vụ Sonadezi, chủ đầu tư khu xử lý (KXL) chất thải tại xã Quang Trung (H.Thống Nhất) vừa có văn bản gửi các địa phương về việc ngưng tiếp nhận rác thải sinh hoạt từ ngày 1-7-2023. Đây là lần thứ 3 doanh nghiệp có thông báo ngưng nhận rác.
Sáng nay 3-6, Đồng Nai tổ chức lễ phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6). Với chủ để Giải pháp cho ô nhiễm nhựa, sự kiện năm nay phát đi thông điệp chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa.
Xử lý rác thải nhựa đang được lãnh đạo tỉnh và ngành TN-MT rất quan tâm. Ngoài việc tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng đồ nhựa, giảm thải rác nhựa thì hoạt động phân loại rác thải tại nguồn là một trong những giải pháp căn cơ để công tác xử lý rác thải nhựa trên địa bàn được thuận lợi và triệt để.
Kết quả quan trắc năm 2022 của Sở TN-MT cho thấy, mặc dù có cải thiện hơn trước nhưng chất lượng nguồn nước ở nhiều vị trí sông, suối vẫn vượt giới hạn quy chuẩn môi trường cho phép.
Ngày 2/5, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư xây dựng giai đoạn 1 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (gọi tắt là sân bay Long Thành) về việc thực hiện nghiêm túc các giải pháp giảm bụi từ dự án sân bay Long Thành theo kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ nay đến ngày 15-7, Sở TN-MT và 11 huyện, thành phố sẽ kiểm tra môi trường gần 10 ngàn cơ sở chăn nuôi. Đây là đợt kiểm tra quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Sáng 20-4, Sở TN-MT làm việc với các huyện, thành phố về việc triển khai kế hoạch tổng kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Trần Trọng Toàn, Phó giám đốc Sở TN-MT, trung bình mỗi năm tỉnh phải bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng hỗ trợ vận chuyển, xử lý chất thải, tương đương khoảng 500 ngàn đồng/hộ gia đình.
'Đồng Nai không cấm chăn nuôi nhưng phải đúng quy hoạch và đảm bảo môi trường' là yêu cầu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh.
Chưa từng thấy xe rác hữu cơ nào về nhà máy - là chia sẻ của chủ đầu tư Khu xử lý (KXL) chất thải Túc Trưng (H.Định Quán). Theo đó, mặc dù địa phương tuyên truyền hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện phân loại rác tại nguồn nhưng 100% rác đưa về nhà máy đều phải phân loại lại.
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Trần Trọng Toàn, trên địa bàn Đồng Nai có 3 khu xử lý (KXL) có quy hoạch chức năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng hiện không tiếp nhận rác.