Ngày 18/10, tại Trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã có buổi họp với ban tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm UBQG về Thanh niên Việt Nam Bùi Quang Huy đề nghị tỉnh Gia Lai quan tâm chỉ đạo thành lập các thiết chế hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các tổ chức thanh niên để phát huy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch cũng như sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thu hút được các nguồn lực xã hội đầu tư.
Ngày 3/7, tại Hà Nội, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ban Quản lý) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.
Nhiều thiết chế văn hóa được nhà nước đầu tư nhưng khó phát huy do gặp những vướng mắc nhiều năm qua trong hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để quản lý, khai thác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vấn đề này vẫn chưa được tháo gỡ.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao (TCVHTT), góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, theo các chuyên gia, việc quản lý, sử dụng các TCVHTT cần có cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả.
Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và hơn 2 năm cụ thể hóa những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, lĩnh vực văn hóa đã có những chuyển biến tích cực.
Huy động nguồn lực xã hội được xác định là giải pháp tất yếu trong xây dựng, khai thác các thiết chế văn hóa, thể thao. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những nút thắt lớn trong khơi thông nguồn lực để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng, phát triển văn hóa, thể thao nói chung.
10 năm kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhưng không ai mặn mà.
Trong phiên thảo luận tại Hội thảo Văn hóa 2024 diễn ra sáng 12.5 tại Quảng Ninh, các đại biểu chia sẻ khó khăn chung của các thiết chế văn hóa, thể thao. Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam 10 năm nay không thu hút được 1 nhà đầu tư, Khu liên hợp Thể thao quốc gia 'gánh' nhiều loại thuế.
Gặp khó khăn do không được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê; tuy nhiên, cũng có đơn vị được phép hợp tác, liên doanh, liên kết, lại không thu hút được đầu tư ngoài ngân sách… Đây là thực tế quá trình quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao.
Nhiều vướng mắc, khó khăn đã được các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp làm rõ trong phiên thảo luận 'Thực trạng quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao' tại Hội thảo Văn hóa 2024 sáng 12.5.
Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã thực sự thấm sâu vào cuộc sống, chuyển hóa thành sức mạnh nội sinh to lớn trên quê hương Hà Tĩnh.
Ghé thăm chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, du khách có cơ hội khám phá không gian văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc đến từ vùng Tây Bắc và Đông Bắc, hòa mình vào không khí mua bán nhộn nhịp của phiên chợ, thưởng thức ẩm thực và tham gia các trò chơi dân gian ngay tại Thủ đô Hà Nội.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) từ lâu đã trở thành một điểm đến du lịch, văn hóa của người dân Thủ đô, du khách.
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam hiện được coi là 'địa chỉ đỏ' ở Hà Nội, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc đến với cộng đồng và du khách quốc tế thông qua các hoạt động trình diễn.
Chiều 9/4, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã chủ trì cuộc họp với Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam về kế hoạch tổ chức 'Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam' 19/4 năm 2024 tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Những ngày này, đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng Văn hóa) tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), du khách sẽ được hòa mình vào các hoạt động chào đón Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa tổ chức 'Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo' năm 2024. Hoạt động ý nghĩa nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, không để ai không có Tết.
Theo ý kiến nhiều đại biểu, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là thiết chế văn hóa đặc biệt của quốc gia, nên cần có cơ chế đặc thù, nếu không sẽ khó, thậm chí không thể phát triển như mục tiêu đã đề ra.
Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với mục tiêu xây dựng thành trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, khai thác văn hóa truyền thống của 54 dân tộc, giới thiệu với nhân dân trong nước và khách quốc tế. Sau 26 năm, công trình vẫn chưa hoàn thiện, hoạt động cầm chừng.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng Văn hóa) tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội) là nơi hội tụ, bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam. Theo các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, đây là nơi giàu tiềm năng nhưng chưa khai thác hết.
Ngày 26/12, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Hội nghị giới thiệu, thu hút đầu tư vào tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, những khó khăn về cơ chế, thẩm quyền đã và đang cản trở khách trong và ngoài nước cũng như nhà đầu tư đến nơi đây.
Ngày 26/12, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức hội nghị giới thiệu, thu hút đầu tư, với chủ đề 'Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Tiềm năng và khát vọng phát triển' tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là đầu tư cho sự phát triển bền vững và hiệu quả chắc chắn của chính nhà đầu tư, đồng thời đó là sự đầu tư cho lợi ích lâu dài của cộng đồng.
Sáng 26/12, Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Giới thiệu, thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam. Hội nghị nhằm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam vào các khu được phép sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chuẩn bị cho phiên giải trình về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao, ngày 18.12, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng chủ trì cuộc làm việc.
Trong khuôn khổ Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam' chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Ngày hội trình diễn cây Nêu đã được tổ chức với sự tham dự của 6 tỉnh thành trong cả nước.
Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thông tin về Ngày hội trình diễn cây Nêu, Giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II và Tuần 'Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2023 sẽ diễn ra tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam' sẽ tái hiện nghi lễ văn hóa truyền thống các dân tộc, biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ; trình diễn nghề thủ công, ẩm thực...
Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thông tin về Ngày hội trình diễn cây Nêu, Giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II và Tuần Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam năm 2023.
Ngày hội trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II là điểm nhấn của Tuần Đại đoàn các kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng 54 dân tộc. Đồng thời, kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.
Sáng 5/10, tại Trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam về công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam' năm 2023 tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Sau thành công của Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh, các câu lạc bộ của Hà Tĩnh đang gấp rút tập luyện, chuẩn bị để sẵn sàng tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023.
Chiều 27/7, tại Trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam về tình hình hoạt động và các nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2023.
Sáng ngày 16/6, Ban Quản lý Làng Văn hóa đã tổ chức gặp mặt và vinh danh nhà báo nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã gặt hái được những thành quả nhất định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động của 'ngôi nhà chung' vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước dẫn đến thiếu nhiều dịch vụ thu hút khách du lịch thời gian qua...
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi tái hiện, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đảm bảo tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Đó là chia sẻ của ông Trịnh Ngọc Chung - Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Du khách rất ấn tượng với chợ phiên vùng cao 'Sắc màu Lào Cai' được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Lớp nghệ thuật biểu diễn dân ca khai giảng tại xã Sơn Long (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được xem là tiền đề quan trọng cho việc đưa phong trào hát dân ca ví, giặm trên địa bàn đi vào chiều sâu, bền vững.
Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn đã tổ chức hội thi vật tay, trưng bày diều sáo nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh.
Ngoài việc bảo tồn, khích lệ các nghệ nhân, đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc, việc tổ chức Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' phải đảm bảo sự đa dạng, đặc sắc, mang lại nhiều giá trị văn hóa, góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.