Hoạt động cạnh tranh đầu tư, tái cấu trúc các mô hình phân phối bán lẻ dược phẩm ngày càng sôi động. Dự báo trong vài năm tới, các chuỗi nhà thuốc tư nhân sẽ đạt doanh thu hàng trăm nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình 8-9%/năm.
Cùng được kỳ vọng sẽ trở thành 'anh lớn' trên thị trường dược nhưng chuỗi nhà thuốc Long Châu và An Khang, Pharmacity lại đang ghi nhận những kết quả trái chiều. Nếu như Long Châu ngày càng phát triển và mở rộng thị phần, thì An Khang và Pharmacity đang gặp khó khăn về tài chính...
Trong khi Long Châu đã tìm ra mô hình kinh doanh hiệu quả để mở rộng hệ thống cửa hàng và dịch vụ, An Khang và Pharmacity lại đang thu hẹp hoạt động để tái cấu trúc chuỗi.
Qua 2 ngày diễn ra chương trình khám sàng lọc tim miễn phí có 547 người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Kiên Giang được khám sàng lọc, tầm soát bệnh tim.
Hiện cả nước có khoảng 50.000 nhà thuốc, trong đó báo gồm cả các chuỗi lớn như Long Châu, Pharmacity và An Khang với khoảng 3.000 cửa hàng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các chuỗi dược phẩm lớn hiện đại nhiều năm qua đã thay đổi đáng kể cuộc chơi trong ngành dược bán lẻ nhiều năm qua.
Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, cộng với nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe tốt hơn sau đại dịch là những lý do khiến dòng vốn ngoại đổ mạnh vào y tế tư nhân trong thời gian gần đây.
Miếng bánh bán lẻ dược phẩm càng trở nên hấp dẫn khi người dân quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe nhiều hơn sau đại dịch Covid-19. Các chuỗi nhà thuốc Long Châu, Pharmacity, An Khang đang nóng cuộc đua tăng trưởng.
Dư địa tăng trưởng của bán lẻ dược phẩm còn rất lớn và ưu thế sẽ thuộc về các doanh nghiệp sở hữu hệ thống bán lẻ lớn, ứng dụng công nghệ trong bán hàng, vận chuyển...
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) của ngành y tế và dược phẩm tại Việt Nam trong năm 2023 diễn biến sôi động với sự xuất hiện của những tên tuổi tầm cỡ thế giới và các thương vụ trị giá từ hàng chục cho đến hàng trăm triệu USD.
Chỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.
Chỉ sau 2 năm về với FPT Retail, Long Châu đã ghi nhận tốc độ mở cửa hàng mạnh mẽ, trở thành chuỗi dược phẩm có số lượng cửa hàng lớn nhất.
'Cuộc đua' giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực y tế và dược phẩm ở Việt Nam sẽ tiếp tục quyết liệt khi bước sang năm 2024. Nhất là khi khối ngoại đang xem đây là thị trường 'béo bở', có dư địa tăng trưởng lớn để tiếp tục thâu tóm trong thời gian tới, đòi hỏi khối nội cần nâng cao sức chống đỡ.
Năm 2023 chứng kiến rất nhiều thương vụ M&A lớn ngành y dược, với hai bệnh viện quốc tế về tay chủ ngoại và làn sóng FDI thâu tóm, tăng hiện diện tại các công ty dược.
Trong khi miệt mài bán ròng trên sàn chứng khoán, dòng vốn ngoại vẫn đều đặn đổ vào thị trường Việt Nam qua các thương vụ mua cổ phần chiến lược, mua bán và sáp nhập,… trong những năm qua.
Nhóm ngành mang tính phòng thủ trong giai đoạn khó khăn và có tiềm năng tăng trưởng dài hạn như y tế, dược phẩm là đối tượng được dòng vốn thực hiện mua lại - sáp nhập (M&A) quan tâm hàng đầu.
Chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity vừa thông báo bổ nhiệm ông Deepanshu Madan làm tân Tổng Giám đốc, sau khi bà Trần Tuệ Tri công bố kế hoạch từ nhiệm. Như vậy, chỉ 1 năm Pharmacity lại thay đổi 'ghế nóng', sau khi nhà sáng lập Chris Blank rời đi vào năm 2022, vì lý do sức khỏe.
Đại diện một quỹ đầu tư có hoạt động ở Việt Nam cho biết đã nhận được lời đề nghị bán vốn tại Pharmacity, nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Sau năm 2023 được coi là năm phòng thủ trước các biến động lớn, thị trường M&A có thể sẽ chứng kiến sự tiến công mạnh mẽ trong năm 2024.
Nhiều quỹ tư nhân hiện diện tại Việt Nam đang có yêu cầu cao về chuẩn ESG, đồng nghĩa startup nào làm tốt và có cam kết xanh hóa sẽ được rót thêm vốn đầu tư, ngược lại sẽ bị rút dần vốn ra khỏi công ty.
Doanh nghiệp dược phẩm ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh. Tuy nhiên, giá cổ phiếu vẫn quanh vùng đỉnh lịch sử. Các nhà đầu tư nước ngoài Hàn, Nhật, Mỹ… đang nắm chắc cổ phần tại ngành có quy mô gần 6 tỷ USD.
Các tập đoàn lớn nước ngoài và các quỹ đầu tư tranh thủ rót tiền vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ, dược phẩm và tài chính. Hiện được coi là 'thời điểm vàng' của tiêu dùng Việt Nam.
Chiều ngày 16.08.2023, tại trụ sở chính của Trung Sơn Pharma (Cần Thơ), lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hệ thống nhà thuốc Trung Sơn Pharma và Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng đã diễn ra, với mục tiêu lâu dài nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về dinh dưỡng của người Việt.
Nhiều đại gia Hàn Quốc dồn dập tung tiền vào lĩnh vực dược phẩm đầy tiềm năng tại Việt Nam. Cuộc chạy đua của các tập đoàn đầu tư lớn Mỹ, Nhật cũng như các tỷ phú Việt ngày càng quyết liệt.
Cùng sự tham gia của Tập đoàn Dongwha Pharm (Hàn Quốc), Trung Sơn Pharma không giấu tham vọng tăng cường hơn nữa sự hiện diện bán lẻ lên 460 cửa hàng, tiến vào thành phố lớn - nơi Long Châu, An Khang... đang tranh nhau quyết liệt.
Với việc DongWha Pharm của Hàn Quốc rót 30 triệu USD vào chuỗi nhà thuốc Trung Sơn Pharma, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam sẽ không còn là cuộc đua tam mã giữa Long Châu của FPT Retail, Pharmacity, hay An Khang của Thế Giới Di Động.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực y dược đang 'bắt tay' hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng chuỗi bán lẻ sản phẩm y dược.
Trong năm 2022 và tầm nhìn dài hạn, Dược Hậu Giang sẽ không chỉ phát triển mạnh trong lĩnh vực dược phẩm còn phát triển sang các sản phẩm thực phẩm chức năng và các phân khúc khác.
Đào tạo và nâng tầm tư vấn cho đội ngũ dược sĩ - tuyến đầu tiếp cận khách hàng tại nhà thuốc là hoạt động thiết thực trong bối cảnh hậu COVID khi ý thức về việc tự kiểm soát, chủ động chăm sóc sức khỏe đang rất được chú trọng.
Có một câu chuyện truyền cảm hứng không bắt nguồn từ những con số biết nói, mà bắt nguồn từ chính chữ 'Tâm' của người bác sĩ, dược sĩ với sự nghiệp 'vì sức khỏe cộng đồng'. Đó là câu chuyện của Bác sĩ Trương Thanh Sơn- nhà sáng lập chuỗi nhà thuốc Trung Sơn nổi danh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.