Xin phép được gọi nhà văn Trung Trung Đỉnh như vậy mặc dù thời kỳ đầu, từ năm 1995 tôi đã gọi nhà văn là 'bố', song ông cứ 'mày - tao' tới tận bây giờ. Tôi bèn theo gợi ý của nhà văn Đào Bá Đoàn, gọi 'bố' bằng anh.
Năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình sau một thời gian nhập hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi thì lại tách ra. Hội Văn học nghệ thuật của tỉnh Quảng Ngãi tạm thời đặt tại gia đình nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Trung Hiếu.
19 giờ 30 phút ngày 24-4, đêm nhạc 'Tiếng hát họa mi Tây Nguyên' của Đại tá-Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Rơchăm Phiang sẽ diễn ra tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku. Đây là liveshow đầu tiên của bà sau hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật và cũng là chương trình đầu tiên được tổ chức tại quê hương Gia Lai. Đến nay, với sự phối hợp, hỗ trợ từ nhiều phía, công tác chuẩn bị đang dần hoàn tất.
Chiều 5-4, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San họp với các đơn vị liên quan để triển khai đêm nhạc của Nghệ sĩ Nhân dân Rơchăm Phiang tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chương trình do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND TP. Pleiku và Ban Liên lạc những người tham gia cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến tỉnh phối hợp tổ chức.
Khi Nguyễn Huy Thiệp vừa nằm xuống, tôi gọi điện phỏng vấn tác giả 'Ngõ lỗ thủng'. Trong đó, có câu hỏi: 'Ông đánh giá thế nào về văn nghiệp Nguyễn Huy Thiệp?'. Ngay lập tức, nhà văn Trung Trung Đỉnh gạt đi: 'Không nên hỏi câu này khi Nguyễn Huy Thiệp vừa ra đi'.
Tác giả 'Ngõ lỗ thủng' dành cho Nguyễn Huy Thiệp nhiều tình cảm. Họ chơi với nhau từ thuở tác giả 'Tướng về hưu' còn chưa nổi tiếng. Nhưng kể cả khi Nguyễn Huy Thiệp đã thành 'ông vua truyện ngắn', ông vẫn không có gì đổi thay trong ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp. Người được độc giả và đồng nghiệp công kênh nói: Nhà văn cũng chỉ hơn ăn mày một tí. Ăn thua gì?
'Chiến đấu' là từ mà nhà văn Trung Trung Đỉnh và nhà giáo Chử Anh Đào thường dùng mỗi khi có dịp hội ngộ trên đất Gia Lai. Hơn 3 năm nay, ThS. Chử Anh Đào vướng bệnh hiểm nghèo. Cuối tuần, tôi đến thăm ông ở số 130 Lê Thánh Tôn (TP. Pleiku), nhà giáo hưu trí vẫn ngồi bên máy tính. Ông cười: 'Tết nay, mình viết được 3 bài báo. Con người ta sống chết có số cả, mình sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng'.
Phim truyền hình 'Ngõ lỗ thủng', chuyển thể từ hai tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh - 'Ngõ lỗ thủng', 'Tiễn biệt những ngày buồn', đã giúp NSND Trần Hạnh có một vai diễn ấn tượng, vai ông Thống, một ông bố nghèo với hai cô con gái có lối tư duy thực dụng. Đạo diễn Quốc Trọng tiết lộ: NSND Trần Hạnh là một trong những diễn viên đầu tiên được ông 'alo' mời tham gia phim.
Tôi quen chị H'Ben khi chị làm Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai do anh Trịnh Kim Sanh (Trịnh Kim Sung)-Trưởng ty Văn hóa Thông tin tỉnh Gia Lai-Kon Tum giới thiệu. Anh Trịnh Kim Sanh bảo tôi: 'Cậu gặp H'Ben tha hồ mà nói mà hát mà khoe tiếng Bahnar với một nghệ sĩ người Bahnar thứ thiệt'.
Tết nhất đương nhiên nên nói những chuyện tươi sáng nhưng câu chuyện của chúng tôi lại xoay quanh những chủ đề dễ mà vui buồn lẫn lộn như hòa giải dân tộc hoặc 'người nổi tiếng nhất văn đàn' Nguyễn Huy Thiệp đang bệnh trọng… Hơn nữa, hớn hở dù sao cũng không phải tạng của tác giả 'Nỗi buồn chiến tranh'.
Lời vào sách mới của Ngô Thảo khiến người ta cảm động: 'Là lớp hậu sinh, nhưng năm nay cũng đã vào tuổi 80, trông lại, thấy mình may mắn được tại thế lâu hơn nhiều bậc đàn anh tài năng, trước khi nối bước theo họ, tôi tập hợp một số bài viết trong nhiều thời gian, về mấy tác giả mà bằng nhiều cách tôi từng quen biết: Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn làm nên tập tư liệu văn học Bốn nhà văn nhà số 4'.
Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn 'Giá của đàn bà' với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.
Thời 'Không có sách, chúng tôi làm ra sách' như nhà thơ Hữu Thỉnh viết có lẽ đã qua. Cũng vậy, nhân vật trung tâm của văn học Việt Nam hiện nay không còn là người lính như thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã sản sinh ra một binh chủng đặc biệt tập hợp những nhà văn mặc áo lính và Bộ đội Cụ Hồ trở thành nhân vật trung tâm của văn học một thời, kéo dài suốt 20 năm từ Chín năm làm một Điện Biên đến Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước như nhà thơ Tố Hữu từng viết.
Cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi, trong đó có những câu truyện ngụ ngôn được ghi 'phỏng theo' các nhà văn lớn.
Ông hẹn gặp tôi ở quán cà phê số 1238 đường Láng (Hà Nội), vốn là nhà cụ Tú Mỡ, một trong những nhà thơ trào phúng hàng đầu của văn học Việt Nam. Nơi này Tú Mỡ lúc sinh thời thường tiếp các bạn văn chương. Sau khi ghép thận cách đây 5 năm, nom ông khỏe ra. Ông khoe, đợt giãn cách Covid-19 vừa rồi, đã viết xong bốn cái truyện vừa. Tôi bỡn: 'Hơn 70 rồi, viết gì mà lắm thế?'. Ông mỉm cười: 'Nói cho cùng, nếu không viết thì tớ cũng đếch biết làm việc gì khác'. Ông là Trung Trung Đỉnh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật; Giải thưởng văn học ASEAN; tác giả của hàng chục đầu sách nhiều thể loại.
Cuối năm 2018, sau cơn bạo bệnh, nhà văn Trung Trung Đỉnh từ Hà Nội nhắn tôi rằng: Lần này anh ấy vào Gia Lai, tôi nhất định phải đưa anh đến gặp người đồng đội cũ mà từ ngày giải phóng đến giờ chưa có dịp ghé thăm.
Ngô Thảo là người cực kỳ bận bịu. Riêng việc tổ chức ăn/ chơi đã 'ngốn' của nhà phê bình văn học có gương mặt giống huấn luyện viên Park Hang -seo khá nhiều thời gian. Nhiều người trong giới bình bầu, Ngô Thảo là nhà văn, nhà phê bình sung sướng nhất hiện nay, bởi việc khiến ông đau đầu mỗi ngày có khi chỉ là suy nghĩ, trưa ăn ở đâu, với nhóm văn nghệ nào.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh viết không nhiều nhưng tác phẩm của ông sống trong lòng độc giả bởi sự khác biệt trong lối viết trên đề tài đã có nhiều nhà văn thể nghiệm. Đó là Tây Nguyên, đó và những vùng đi qua chiến tranh khốc liệt, đó là đi qua thời bao cấp và chuyện phố nhem nhuốc với những nỗi lo cơm canh, rau cháo.
Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn đang nhận được sự quan tâm của người trong và ngoài giới. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, giải thưởng Dế Mèn là 'cách tốt nhất khuyến khích phong trào sáng tác cho các em'. Ông đặt niềm tin 'từ đây sẽ xuất hiện rất nhiều những Nguyễn Nhật Ánh, những Nguyễn Hoàng Sơn, những Đặng Hấn, những Vương Trọng…', là những tác giả có những tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công.
Năm 1983, tôi mới về công tác ở Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai-Kon Tum được mấy tháng. Một hôm, gặp nhà thơ Văn Công Hùng, anh bảo: 'Tớ sắp tháp tùng 2 nhà văn Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Sinh và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng đi thực tế sáng tác. Chú muốn theo không?'. Có dịp làm quen với các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thì còn gì bằng nữa, vậy là tôi xin theo.
Đều đặn hàng tháng, nhà văn Phạm Ngọc Tiến gửi tới chuyên mục Chuyện đời - Chuyện nghề trên ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng một bài viết chân dung về những bạn bè văn nghệ ông thân, quen, biết. Và bây giờ, sau gần 2 năm giữ mục, Phạm Ngọc Tiến vừa cầm trên tay cuốn 'Chân dung người mê sách'.
Chiều cuối năm 'người nông dân' đang mải 'cày' trên laptop, bỗng điện thoại réo rắt, đầu dây bên kia là tác giả 'Ngõ lỗ thủng': 'Em đang làm gì? Anh có thể trao đổi một lát được không?'. Tôi bỗng hơi lo, không biết có việc gì mà giọng Trung Trung Đỉnh khẩn cấp? Nhà văn nói nhanh: 'Mấy ngày qua anh đọc Nguyễn Nhật Ánh, đọc nghiêm túc theo tính chất nghiên cứu hẳn hoi, thì phát hiện: 'Nó' tài thật đấy'.
Đón Xuân Canh Tý, Ban Nhân Dân hằng tháng vừa tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên thân thiết và ra mắt 4 cuốn sách được tuyển chọn công phu từ các chuyên mục hấp dẫn trên ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng.
Chiều 15-1, Báo Nhân Dân hằng tháng (ấn phẩm của Báo Nhân Dân) đã trang trọng tổ chức ra mắt bốn cuốn sách mới và gặp mặt cộng tác viên thân thiết nhân dịp Xuân Canh Tý 2020.
Năm 1969, ở tuổi 15, tôi theo gia đình từ Sài Gòn lên Pleiku. Vì lý do luân chuyển công việc nên bố tôi đã định nơi này chỉ là chốn tạm trú cho cả nhà khoảng vài năm. Vậy mà, tôi đã gắn bó cho đến tận bây giờ với nửa thế kỷ làm cư dân Phố núi!
Nhiều người trong giới văn nghệ hay đùa nhà văn Ngô Thảo: Thử AND xem? Biết đâu ông chính là người anh của… HLV Park Hang- Seo. Bởi khuôn mặt của hai người giống nhau đến mức ngạc nhiên. Nhà văn Ngô Thảo cũng là một cổ động viên nhiệt tình của đội bóng do 'em trai' Park Hang- Seo chèo lái.
Ở tuổi 73, nhà văn Chu Lai có cơ hội tái ngộ bạn đọc yêu văn chương qua bốn tác phẩm tiêu biểu nhất mang 'dấu ấn Chu Lai', gồm: Nắng đồng bằng, Phố, Cuộc đời dài lắm, Ăn mày dĩ vãng. Trong số đó, Ăn mày dĩ vãng là cuốn tiểu thuyết gắn liền với tên tuổi của ông - một trong những nhà văn quân đội được nhiều độc giả biết đến trong nền văn học sau năm 1975.
Nhắc câu chuyện làm tượng đài Mẹ Âu Cơ, nhiều người cho rằng đó là một giai thoại thú vị về cuộc gặp gỡ giữa hai con người đều mang tính cách 'đặc thù' của người xứ Quảng: Nguyễn Bá Thanh và Lê Công Thành, một là nhà lãnh đạo cao nhất của thành phố lúc bấy giờ và một là nghệ sĩ điêu khắc tài danh...
Một cuộc tọa đàm sắp được tổ chức sẽ tiếp tục nhìn lại, đánh giá tầm vóc của Phan Khôi - Một trí thức của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Nhiều bạn bè trong văn giới đau buồn thông báo nhà thơ Phan Vũ qua đời sáng 17/7 tại TPHCM, hưởng thọ 93 tuổi.