Trao đổi với PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP.HCM, ông cho rằng, hiện nay là cơ hội tốt để TP.HCM bứt tốc phát triển thông qua việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế. Nhưng để thành công, Thành phố cần chọn cách khác biệt mới 'chen chân' được với các nước đã có trung tâm loại này…
Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng hoạt động theo mô hình trung tâm tài chính hải ngoại, là một khu vực tài chính riêng biệt với các quy định về thuế, điều tiết giám sát mang tính mở và cạnh tranh cao.
Hôm nay (12-12), Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng sẽ khai mạc kỳ họp thứ 15 (kỳ họp cuối năm 2023) để xem xét thông qua nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và an sinh trên địa bàn. Nhiều kiến nghị của cử tri, nhân dân thành phố cũng được tổng hợp gửi đến kỳ họp với mong muốn thành phố sớm có giải pháp hiệu quả để xử lý.
Lộ trình xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quốc tế được chia thành 4 giai đoạn; giai đoạn 2023-2024 sẽ lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phát triển trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng.
Cơ quan quản lý ở các nước đang phản ứng rất nhanh trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (Fintech), khi mà các sản phẩm, dịch vụ tài chính hay kênh phân phối mới khó có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu của quy định hiện hành. Để giải quyết vấn đề này, một số nước đã thực hiện cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) đối với các công ty Fintech.