Khảo sát tình hình hoạt động Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai

Ngày 23-2, đoàn công tác do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan đã có buổi khảo sát tình hình hoạt động của Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) tại thời điểm được giao tự chủ thu chi thường xuyên (từ quý IV-2020) cho đến nay.

Tiền Giang: Cảnh báo tình trạng mất trộm dây điện và cáp viễn thông

Ngày 5-12, Thượng tá Trần Thanh Tùng, Trưởng Công an huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) cho biết, đơn vị đang điều tra vụ trộm dây diện 3 pha gây thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Nghề nuôi cá lồng: Nhiều tiềm năng phát triển

Những năm qua, các hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân đã tận dụng diện tích mặt nước sông, suối, hồ đập để đầu tư nuôi cá lồng. Đây là hướng đi tiềm năng nhằm tăng thu nhập và góp phần đa dạng sản phẩm trong nông nghiệp.

Nuôi cá lồng trong hồ thủy lợi, thủy điện: Nhiều triển vọng

Nghề nuôi cá lồng trong lòng hồ chứa thủy điện và thủy lợi đang mở ra hướng đi mới, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân, tạo đà cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định.

Nguy cơ thiếu giống thủy sản

Những đợt mưa lũ liên tiếp trong tháng 10/2020 vừa qua không chỉ cuốn trôi nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản các loại đang đến kỳ thu hoạch của người dân mà còn làm hầu hết các trại sản xuất, ương nuôi cá giống trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Hàng triệu con cá giống và nhiều tấn cá bố mẹ, cá hậu bị đã bị nước lũ cuốn trôi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh người dân đang tiến hành tu sửa, cải tạo ao hồ để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là con giống thủy sản, đặc biệt là giống cá nước ngọt đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Triển vọng nuôi cá lồng ở Đak Krong

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã tận dụng mặt nước hồ thủy điện trên địa bàn để nuôi cá lồng. Đây là hướng đi mới giúp cho HTX đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao đời sống cho thành viên và người dân.

Nỗi lo tôm giống

Con tôm được xác định là một trong những loại con nuôi chủ lực của tỉnh với tổng diện tích nuôi gần 1.300 ha, trong đó nuôi tôm sú là 400 ha và nuôi tôm thẻ chân trắng là gần 900 ha. Để đáp ứng được diện tích nuôi này, theo ước tính cần phải có hơn 1,1 tỉ con tôm giống. Tuy nhiên, một thực tế đáng quan ngại là hiện nay trên địa bàn tỉnh hoàn toàn không có đơn vị nào sản xuất tôm giống. Hầu hết tôm giống thả nuôi đều được nhập về từ các tỉnh Nam Trung Bộ bằng nhiều nguồn khác nhau, thiếu sự kiểm soát, kiểm dịch, trong khi đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến thành công của nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Thực tế trong nhiều năm qua, phần lớn các loại dịch bệnh trên tôm nuôi đều xuất phát từ con giống không đảm bảo chất lượng. Đây cũng là nỗi lo của người nuôi tôm trước khi bước vào vụ nuôi tôm năm 2020.