Xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong) là nơi sinh sống của người dân tộc Dao. Trước đây, việc đi lại, giao thương khó khăn do con đường từ xóm ra quốc lộ là đường đất, chật hẹp. Những hôm mưa lũ, dường như cả xóm bị cô lập.
Nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phong trào thi đua
Tuyến đường Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình hiện đang triển khai xây dựng sẽ thúc đẩy giao thương, tiêu thụ nông sản cho người dân.
Bài 2 - Phát triển bền vững vùng cam Cao Phong (HBĐT) - Việc triển khai thực hiện thành công Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ là nền tảng để phát triển bền vững vùng cam Cao Phong. Trước mắt tập trung xây dựng cánh đồng mẫu tái canh cây cam gần 14 ha tại trung tâm của thủ phủ cam Cao Phong.
Ba năm qua, với những kết quả nổi bật đạt được đã ghi nhận sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong. Trong đó, nổi bật là Ban Thường vụ (BTV), BCH Đảng bộ huyện đã phân công trách nhiệm cụ thể gắn với kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, quyết tâm đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện lần thứ XXVIII đi vào cuộc sống.
Nhờ chính sách vay vốn thuộc Chương trình MTQG 1719, bà con DTTS trên địa bàn một số xã khó khăn của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã được vay vốn hỗ trợ nhà ở, phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống.
Chiều 2/10, tại xã Hợp Phong (Cao Phong), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cùng tham dự buổi tiếp xúc cử tri có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Cao Phong.
'Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường', đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
Bức xúc trước việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân ở khu 2, 3, 4, 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có dấu hiệu bất thường như có mùi tanh, vẩn đục... người dân đã nhiều lần gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng của địa phương và đơn vị cung cấp là Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch Cao Phong, thuộc Công ty CP nước sạch Hòa Bình (gọi tắt là Công ty nước sạch) nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trước tình trạng 'giun tặc' hoành hành, UBND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có văn bản về việc tuyên truyền phát hiện, ngăn chặn xử lý tình trạng khai thác giun đất trái phép trên địa bàn.
Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tháng 8, các nhà vườn trồng na trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, na được mùa, chất lượng thơm ngon, hứa hẹn mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ trồng.
Hàng trăm ha cam ở Hòa Bình đang đối mặt với nguy cơ chết, mất trắng do kẻ xấu kích điện bắt giun. Nạn 'giun tặc' lộng hành khiến nông dân lao đao, viết cả tâm thư nhờ Bộ trưởng NN&PTNT cứu giúp.
Chỉ sau 1 ngày nộp hồ sơ, thủ tục đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật và cấp lại giấy chứng nhận khuyết tật, mặc dù thủ tục cần phải cập nhật thông tin từ cơ quan chức năng cấp huyện nhưng ông Bùi Văn Nghiêm và ông Bùi Hoài Nhi, xóm Thôi Bạ, xã Thạch Yên (Cao Phong) đã được cán bộ UBND xã giải quyết xong... Theo đồng chí Bùi Đức Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Yên, đó chỉ là một trong nhiều vụ việc, hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người dân được UBND xã xem xét, khẩn trương giải quyết đảm bảo đúng quy định.
Theo phân tích từ luật sư, hành vi dùng kích điện để đánh bắt giun đất tự phát là hành vi vi phạm pháp luật, 'hủy hoại đất'.
Trong buổi sinh hoạt thường kỳ của Chi hội phụ nữ xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong), chị Triệu Thị Ngọc cùng hàng chục chị em đã được tuyên truyền, phổ biến một số nội dung chính của các Luật: Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Phòng chống bạo lực gia đình... Đây là hoạt động được lồng ghép thường xuyên trong mỗi đợt sinh hoạt của chi hội. Nhờ đó, những người như chị Ngọc đã nắm bắt được một số chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình.
Thời gian qua, trước tình trạng 'nóng' kích điện giun đất và sấy giun trên địa bàn tỉnh, nhất là tại huyện Cao Phong, Kim Bôi gây nhiều hệ lụy, phóng viên Báo Hòa Bình đã thâm nhập thực tế. Từ ngày 2 - 4/8/2023, Báo Hòa Bình đã đăng loạt 3 bài 'Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất'.
Chiều 22/8, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên. Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Tỉnh Đoàn, Sở LĐ-TB&XH, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong.
Huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) - 'thủ phủ' của cam Cao Phong nổi tiếng. Thời gian gần đây, tình trạng sử dụng kích điện bắt giun trong đất (kích giun) đã xuất hiện trở lại tại đây và một số địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, các hộ làm vườn lo lắng, bức xúc.
Ngày 18/8, UBND huyện Cao Phong tổ chức hội thảo văn hóa Mo Mường. Tham dự có lãnh đạo UBND huyện và 50 nghệ nhân Mo Mường đại diện 3 câu lạc bộ (CLB) Mo Mường đến từ các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn.
Những ngày gần đây, nhiều người nông dân trồng hoa màu ở Hòa Bình đứng ngồi không yên bởi nạn kích giun đất hoành hành khắp nơi. Giun kích đến đâu, cây cối vàng lá và chết dần chết mòn đến đó. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Hòa Bình và UBND huyện Cao Phong đã phải ban hành công văn về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác giun đất trái phép.
Ngày 11/8, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong đại diện Khối các cơ quan, doanh nghiệp, trường học huyện tổ chức 'Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc' năm 2023.
Ban chỉ đạo 09 xã Thạch Yên (Cao Phong) vừa tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023. Đây là đơn vị tổ chức ngày hội điểm của huyện Cao Phong.
Trong 2 ngày 25 - 26/7 đã diễn ra Đại hội Công đoàn huyện Cao Phong lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Ngày 28/6, đoàn kiểm tra BCĐ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh gồm: Thanh tra tỉnh, Sở Công Thương, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT, Tỉnh Đoàn, UBND huyện Cao Phong đã kiểm tra các điểm thi tại huyện Cao Phong.
Cùng với các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư đứng chân trên địa bàn đã tích cực tuyên truyền, đưa thông tin chính xác, kịp thời và tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư, góp phần định hướng dư luận xã hội, đồng hành với sự phát triển của tỉnh.
Những năm qua, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em (BVTE) được các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong quan tâm triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, đảm bảo mọi trẻ em đều được chăm sóc, phát triển toàn diện.
Ngày 1/6, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em; khai mạc hè; ngày Olympic trẻ em; phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước và diễn đàn trẻ em với chủ đề 'Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em'.
UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với huyện Cao Phong về công tác GD&ĐT ngày 25/4. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo các sở: GD&ĐT, KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong.
Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 237/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023 – 2025.
Xác định văn hóa là tài nguyên quý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng xuyên suốt: Phải giữ được mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch một cách bền vững.
Ngày 22/3, Hội Du lịch huyện Cao Phong tổ chức Đại hội Hội Du lịch huyện khóa I, nhiệm kỳ 2023-2028.
Hiện nay, xã Hợp Phong (Cao Phong) có 15 dòng họ học tập (đạt 100%), 16 cộng đồng học tập (đạt 100%), 6 đơn vị học tập (đạt 100%), số gia đình đạt danh hiệu 'Gia đình học tập' cũng đạt con số ấn tượng là 93%. Đó là kết quả sau nhiều nỗ lực đồng bộ, với cách làm sáng tạo, đổi mới, hòa vào quyết tâm chung của toàn huyện trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 20/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT).
Ngày 14/3, đoàn công tác của Báo Hòa Bình do đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo huyện Cao Phong về tình hình thực hiện Quy chế phối hợp tuyên truyền giữa huyện Cao Phong và Báo Hòa Bình. Làm việc với đoàn có đồng chí Hà Văn Di, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và một số phòng, ban của huyện.
Xuất khẩu nông sản không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao hơn mà còn góp phần khẳng định vị thế những nông sản đặc trưng của tỉnh trên thị trường quốc tế, quảng bá hình ảnh địa phương. Vì vậy, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, năm nay, các cấp, ngành, đơn vị chuyên môn, các địa phương đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu.
Năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh quy tụ 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động cùng hội tụ tại huyện Tân Lạc. Ba ngày diễn ra lễ hội, thời tiết ủng hộ, nắng xuân trải khắp vùng đất cổ Mường Bi, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Các chương trình lễ hội được đầu tư, dàn dựng công phu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mường nói riêng và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung. Lễ hội Khai hạ chính là nơi văn hóa dân tộc Mường được tỏa sáng.
Ngày 9/2, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức lễ ký kết trực tuyến với 9 tỉnh: Hòa Bình, Gia Lai, Hà Giang, Lai Châu, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An và Bình Phước về việc Ấn Độ tài trợ thực hiện dự án hiệu quả nhanh. Tham dự tại đầu cầu Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh, UBND huyện Cao Phong.
Năm 2022, UBND huyện Cao Phong chỉ đạo Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh huyện cử 2 cán bộ thuộc đối tượng 2 và 17 đồng chí thuộc đối tượng 3 tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo kế hoạch của cấp trên. Phối hợp với các trường THPT trên địa bàn huyện tổ chức giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh theo đúng nội dung, chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 2022 - 2023 cho gần 1.200 lượt em.
Chiều 30/1, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân tại huyện Cao Phong.
Đầu tháng 1 này, lô hàng nông sản đầu tiên của tỉnh trong năm 2023 đã được xuất khẩu, cũng là lô hàng cam Cao Phong đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh. Sự kiện đánh dấu sau hơn 40 năm (kể từ năm 1980), quả cam Cao Phong lại được vươn ra thị trường thế giới.
Ngày 5/1, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Sở NN&PTNT, Công ty TNHH MTV Cao Phong, Công ty Cổ phần RYB tổ chức Lễ xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên sản phẩm cam Cao Phong sang thị trường Vương quốc Anh. Dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 5/1, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ xuất chuyến hàng cam Cao Phong đầu tiên sang Vương quốc Anh, với số lượng gần 7 tấn quả.
Ngày 26/12, UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 3349/QĐ-UBND công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố năm 2022.
'Năm 2022 ghi nhận sự đổi mới, năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quyết tâm cao trong quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể, nỗ lực của Nhân dân các dân tộc trong huyện. Kết quả là hầu hết các chỉ tiêu phát triển KT-XH đều đạt và vượt Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2022' - đồng chí Hà Văn Di, Bí thư Huyện ủy Cao Phong khẳng định.
Trong 20 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022 ước đạt và vượt kế hoạch đề ra, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,9%, vượt kế hoạch đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 28,2% so với năm trước, vượt 9,5% kế hoạch năm; hoạt động thương mại - dịch vụ khá sôi động; các chỉ tiêu xã hội đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch... Nhìn chung, bức tranh KT-XH của huyện Cao Phong năm 2022 có nhiều khởi sắc, mở ra những cơ hội phát triển mới cho năm 2023.