Nếu bỏ HĐND cấp xã, sẽ giảm được 10.033 đại biểu HĐND cấp xã hoạt động chuyên trách. Từ đó, tiết kiệm được phần chi ngân sách cho hoạt động của các cơ quan HĐND cấp xã và đại biểu HĐND cấp xã.
Ngày mai, 27/12, UBND xã Đồng Trúc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn.
Ngày 13-12, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khâm do không chấp hành quyết định thu hồi đất để thực hiện Dự án đường giao thông nông thôn đoạn ngã tư Trúc Động đi Đại lộ Thăng Long.
Sáng 13/12, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khâm do không chấp hành quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đường giao thông nông thôn đoạn ngã tư Trúc Động đi Đại lộ Thăng Long.
Dự án đường giao thông nông thôn xã Đồng Trúc đoạn ngã tư Trúc Động đi Đại lộ Thăng Long có chiều dài 677,34m đang được huyện Thạch Thất gấp rút thực hiện GPMB một hộ gia đình còn lại để thi công tuyến đường trên.
Trong khi nhiều điểm hầm chui dân sinh trên Đại lộ Thăng Long vẫn chưa rút nước sau bão số 3, những cơn mưa lớn trong hai ngày qua khiến tình trạng ngập ở những điểm này càng thêm trầm trọng. Người dân phải thuê xe cải tiến 'cõng' người và xe vượt qua các hầm chui.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước trên sông Tích ngày một dâng cao ảnh hưởng tới nhiều địa phương trong đó có huyện Thạch Thất (Hà Nội). Nước tràn qua đập tại xã Đồng Trúc và gây sạt lở; toàn bộ lực lượng tại chỗ được huy động tham gia ứng cứu.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất cho biết đã huy động toàn dân ra đắp chống tràn đập gò Sui và đập Bồ Nành. Cùng với đó là sự hỗ trợ của đơn vị quân đội trên địa bàn xã Đồng Trúc.
Nạn nhân đi đánh cá trên sông Tích và bị đuối nước tử vong. Hiện gia đình đã mai táng cho nạn nhân theo phong tục địa phương.
Người đàn ông mất tích trước đó tại sông Tích thuộc địa phận xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội) đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để tổ chức tang lễ.
Khu đất hơn 13.000m2 ở xã Đồng Trúc vốn là đất nông nghiệp, được UBND huyện Thạch Thất phê duyệt dự án nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây trên bờ, trồng nấm và rau. Thế nhưng, hiện trạng khu đất là sân tập golf, nhà chòi và nhiều hạng mục khác.
Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường Đồng Trúc - Cẩm Yên (xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) thi công ẩu, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Dù huyện Thạch Thất và UBND xã Đồng Trúc lập biên bản xử lý vi phạm tại 'biệt phủ' trái phép trên đất dự án ở Hà Nội mà Báo Giao thông đã phản ánh, nhưng không xử lý dứt điểm dẫn đến việc vi phạm vẫn tồn tại và phát sinh vi phạm mới.
Là tuyến giao thông chính nối trung tâm hành chính của huyện Thạch Thất với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận, đường huyện có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nhiều tuyến đường huyện trên địa bàn Thạch Thất còn nhỏ hẹp, quá tải, chưa theo kịp sự phát triển của huyện. Đây là trăn trở của cử tri gửi các cấp có thẩm quyền, mong sớm được xem xét giải quyết.
UBND xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội vừa tổ chức ra mắt các mô hình 'Tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy', 'Điểm chữa cháy công cộng' trên địa bàn xã.
Năm 2020 tiếp tục là năm đầy biến động của thị trường bất động sản (BĐS) nói chung và Hà Nội cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Trong khi các dự án được triển khai một cách chậm chạp, thì đất nền trở thành sản phẩm 'cứu cánh' cho nhà đầu tư, với nhiều đợt 'sốt giá' đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thông báo thời gian tiếp xúc cử tri và báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ. Cụ thể: Thời gian 8 giờ ngày 26/11, tại trụ sở HĐND – UBND quận Ba Đình. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: Nguyễn Phú Trọng, Trần Việt Khoa, Trần Thị Phương Hoa.
Ngày 19-11, HĐND thành phố Hà Nội có Văn bản số 398/HĐND-VP thông báo hoãn lịch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười tám, HĐND thành phố Hà Nội đơn vị bầu cử số 27 huyện Thạch Thất.
Thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp. Không ít công trình vi phạm TTXD đã bị các cơ quan chức năng cưỡng chế tháo dỡ, nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, cưỡng chế chỉ là biện pháp cuối cùng. Thực tế cho thấy, tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, tự tháo dỡ công trình vi phạm vẫn là giải pháp tối ưu.
Sau khi Hà Nội công bố quy hoạch 'siêu dự án' Khu đô thị Hòa Lạc quy mô 17.274ha tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực này vẫn bình ổn, không có sự tăng vọt về giá bán.
Trước những thông tin phản ảnh của bạn đọc về việc ông Nguyễn Văn Lợi, trú tại số 12, ngõ 118, đường Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội) xây dựng nhà xưởng trái phép trên đất trồng cây lâu năm tại xóm Khoang Mái, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã về địa phương để tìm hiểu sự việc.
Thời gian gần đây, giá đất tại vùng ven tăng cao, các nhà đầu tư ồ ạt đổ về Hòa Lạc mua đất, dẫn đến cảnh giao dịch tấp nập.
Bất chấp những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 phân khúc đất nền vẫn được phần đông người dân quan tâm, kéo theo đó là không ít đối tượng lợi dụng môi giới kiếm lời đã gây ra những hình ảnh 'báo nháo' khó kiểm soát.
Theo Bộ Xây dựng, giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, xây dựng hạ tầng, mở rộng đô thị... đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Đỉnh điểm của sóng Hòa Lạc rơi vào cuối tháng 3 năm nay, nhưng đợt sóng này cũng chỉ chóng vánh trào lên phút chốc rồi để lại một thị trường tan hoang.
Ngày 12/4, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Trúc Nguyễn Đình Nghi cho biết, đã thực hiện nghiêm lệnh cấm người dân tụ tập để mua bán, giao dịch đất tại khu vực này.
Lãnh đạo xã Đồng Trúc (Thạch Thất – Hà Nội) khẳng định, giá đất bị đồn thổi, 'sốt' ảo, chứ đến bây giờ người dân chưa bán được mảnh đất nào....