Nhóm sinh viên lớp Quản lý hoạt động Tư tưởng - Văn hóa khóa 42, khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức thành công giải chạy sông Bôi . Đây là sự kiện chính của dự án vì sức khỏe cộng đồng Run For Life 2024.
Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, nguồn thức ăn cho vật nuôi dồi dào, những năm gần đây, nghề nuôi dê được nhiều hộ ở xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định.
Ngày 27/11, Văn phòng Quản lý đường bộ I.6, đã phối hợp với UBND xã Hưng Thi thuộc huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 51,1 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18%.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể xây dựng, phát triển sản phẩm dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hiện, xã đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP 3 sao đầu tiên của xã.
UBND huyện Lạc Thủy vừa tổ chức hội nghị thông qua hồ sơ khoa học di tích lịch sử đình Láo xã Hưng Thi và đền Cò Lào, xã Thống Nhất.
Huyện Lạc Thủy hiện có 118 công trình hồ chứa, bai dâng, trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho trên 5,5 nghìn ha sản xuất nông nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho các công trình đê điều, hồ đập… và đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất trước mùa mưa bão năm nay, ngành nông nghiệp huyện cùng các ngành, đơn vị chuyên môn đã tập trung kiểm tra, đánh giá hiện trạng, phát hiện những điểm xung yếu và triển khai phương án khắc phục, xử lý kịp thời.
Về xã Hưng Thi (Lạc Thủy) những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến Thung Trâm – quê hương Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT), liệt sỹ Bùi Văn Nê. Anh dũng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc khi tuổi đời còn trẻ, hình ảnh người anh hùng liệt sỹ ấy còn sống mãi trong lòng người dân Hưng Thi đến ngày hôm nay.
Hưng Thi (Lạc Thủy) là xã điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL), nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên đáng kể. Xã không có đơn thư khiếu nại, tố cáo (KN-TC) vượt cấp, hầu hết đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của xã đều được giải quyết thông qua công tác đối thoại, hòa giải, gồm cả những vụ việc phức tạp.
Xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tiếp giáp với các xã: Phú Thành, Thống Nhất của huyện; Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ (Yên Thủy); Nuông Dăm, Mỵ Hòa (Kim Bôi). Toàn xã có 995 hộ, 3.986 nhân khẩu với 2 dân tộc Mường, Kinh cùng chung sống, có 8,54% dân số theo đạo Công giáo, người dân sinh sống chủ yếu là làm nông nghiệp.
Xã Hưng Thi (Lạc Thủy - Hòa Bình) có tổng diện tích tự nhiên hơn 3.922,89 hécta. Toàn xã có 995 hộ với 3.986 nhân khẩu, có hai dân tộc chính là dân tộc Mường và dân tộc Kinh, có 8,54% dân số theo đạo Công giáo, người dân sinh sống chủ yếu là làm nông nghiệp.
Năm 2015, thôn Niếng, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, diện mạo nông thôn tại đây đã từng bước 'thay da, đổi thịt'. Theo thống kê năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,6%. Đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Đó là câu chuyện ở những địa bàn từng là xã vùng đặc biệt khó khăn. Với động lực tiếp sức của chính sách dân tộc, đời sống KT-XH ở các xã đã có bước phát triển và đổi thay rõ rệt. Đặc biệt, nhiều xã đã ra khỏi vùng 135. Hàng chục xã nghèo tự tin bứt phá về đích, trở thành xã điểm nông thôn mới (NTM).
Hưng Thi là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy. Trước đây, với địa bàn bị chia cắt bởi mạng lưới sông, suối, đường giao thông không thuận tiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của xã. Hiện nay, từ những dự án cầu dân sinh, hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp đã tạo đà thuận lợi để Hưng Thi chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KT-XH địa phương.