Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả HĐND cấp xã

Tỉnh Điện Biên có 129 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 95 xã đặc biệt khó khăn, 29 xã biên giới. Những năm qua Hội đồng Nhân dân (HĐND) các xã, phường, trị trấn (gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng song vẫn còn những hạn chế về tổ chức, thẩm quyền, năng lực, hoạt động của đại biểu chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì vậy, để nâng cao chất lượng HĐND cấp xã đòi hỏi nhiều giải pháp, cơ chế phù hợp để thực sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Bảo vệ rừng ở xã Mường Nhé

Trước đây, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé luôn là điểm nóng về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương. Tuy nhiên thời gian gần đây, các cấp, ngành đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng; đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đến người dân ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ rừng cũng như thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cấp ủy, chính quyền xã cũng đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế giữ rừng, nên công tác bảo vệ rừng tại xã Mường Nhé đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích rừng trên địa bàn luôn được người dân bảo vệ nghiêm ngặt.

Xóa tư tưởng trông chờ vào Nhà nước

Những năm qua, từ nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song kết quả này vẫn chưa thực sự bền vững bởi ý thức tự vươn lên của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng cao còn hạn chế.

Mở rộng diện tích trồng lúa nhờ khai hoang, phục hóa

ĐBP - Những năm gần đây, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chú trọng khai hoang, phục hóa đất nông nghiệp giúp cho diện tích đất trồng lúa ở một số huyện vùng cao của tỉnh không ngừng tăng lên. Từ đó, cung cấp một phần không nhỏ lương thực cho bà con, giảm việc phát rừng làm nương; đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cũng như phát triển rừng trên địa bàn.

Cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn

ĐBP - Mường Nhé có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc lại mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng; hơn nữa đây cũng là mảnh đất có tiềm năng về du lịch. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó, chưa được đầu tư đồng bộ, xứng tầm (thiếu khu nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông; công tác quảng bá, tuyên truyền chưa đa dạng...) nên đến nay, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế...

Xây dựng gia đình văn hóa

ĐBP - Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa, giáo dục nếp sống cho con người. Xác định ý nghĩa đó, những năm qua, các cấp, ngành không ngừng đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa; từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cả cộng đồng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Khắc phục hạn chế trong cải cách hành chính ở Mường Nhé

ĐBP - Năm 2020, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của huyện Mường Nhé đứng cuối cùng (trong 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Để cải thiện vị trí này, năm qua, huyện đã đề ra nhiều giải pháp quyết tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Tủ sách pháp luật - thay đổi để hiệu quả hơn

ĐBP - Theo quy định, ở cấp xã, tủ sách pháp luật là tiêu chí bắt buộc để thực hiện đánh giá chấm điểm xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đây cũng là 1 trong 19 tiêu chí để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng như các phương tiện truyền thông thì tủ sách pháp luật ở cơ sở cũng dần bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí, nhiều tủ sách rơi vào tình trạng 'ế ẩm' do ít có người đến đọc, tìm hiểu, tham khảo.

Không để phát sinh 'điểm nóng'

ĐBP - Thời gian qua, việc khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện chủ yếu liên quan đến lĩnh vực tranh chấp, kiến nghị, phản ảnh về đất đai, chế độ chính sách, môi trường và nhất là việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Trước tình hình đó, huyện Mường Nhé đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tiếp công dân, đối thoại để giải quyết khiếu nại đúng luật, hạn chế tối đa khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Bài 2: Buông lỏng quản lý, chậm xử lý sai phạm

ĐBP - Liên tục để xảy ra các vụ việc sai phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai, trách nhiệm đến từ nhiều phía, trong đó phải kể đến sự buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt, chậm trễ trong quá trình xử lý sai phạm của chính quyền địa phương.Bài 1: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định

Mường Nhé buông lỏng quản lý lĩnh vực đất đai

ĐBP - Thời gian qua, tình trạng người dân tự ý san ủi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép các công trình trên đất nông nghiệp ở huyện Mường Nhé diễn ra phức tạp. Các cơ quan chức năng của huyện, chính quyền địa phương đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai phạm. Tuy nhiên việc xử lý, khắc phục vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan còn chậm trễ, gây bức xúc trong dư luận.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

ĐBP - Triển khai thực hiện phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa', thời gian qua, huyện Mường Nhé đã không ngừng quan tâm, chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các nội dung về xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân cư văn hóa. Qua nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, phong trào đã đi vào đời sống, trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Mường Nhé khát vọng vươn lên (bài 3)

Bài 3: Để nghị quyết đi vào cuộc sốngĐBP - Ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé cho biết, việc xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hình thức nuôi nhốt tập trung và phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc là nội dung không mới so với các địa phương khác, song với huyện Mường Nhé - một trong những huyện khó khăn bậc nhất của cả nước thì đây thực sự là bước đi hết sức quan trọng trong lộ trình đưa Mường Nhé trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế vùng biên. Để nghị quyết đi vào cuộc sống, Đảng bộ huyện Mường Nhé đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách giúp người dân vươn lên.Bài 1: Xác định mục tiêu, 'nhập cuộc' sớmBài 2: Từ nghị quyết đến hành động

Mường Nhé phát triển chăn nuôi tập trung

ĐBP - Mường Nhé có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay chăn nuôi quy mô lớn, tập trung nhằm tạo sản phẩm hàng hóa là nhiệm vụ được huyện Mường Nhé chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao tỷ trọng, gia tăng giá trị cho ngành chăn nuôi.

Xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh

ĐBP - Nhằm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng 'trong sạch, vững mạnh' (TSVM), những năm qua, huyện Mường Nhé đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của bộ máy chính quyền cơ sở; từ đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nâng cao ý thức bảo vệ công trình nước sinh hoạt

ĐBP - Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 1.036 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nhưng có đến 490 công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động (chiếm 47,29% tổng số các công trình). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, như: Mưa lũ, hạn hán, thiết kế, hết thời gian sử dụng... song ý thức quản lý, bảo vệ của người dân còn kém cũng là một trong những nguyên nhân chính, thậm chí còn xảy ra tình trạng tranh chấp, đục thủng, phá vỡ đường ống dẫn nước.

Giúp người nghèo an cư

ĐBP - Những năm qua, với tinh thần 'Tương thân tương ái', các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh nói chung, huyện Mường Nhé nói riêng đã có nhiều hoạt động sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thông qua Quỹ 'Vì người nghèo'. Bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau, Quỹ 'Vì người nghèo' huyện đã tiếp nhận và trao tặng hàng nghìn suất quà, giúp người nghèo có cuộc sống ấm no hơn. Ðặc biệt, thông qua Quỹ 'Vì người nghèo' các cấp, đã có hàng trăm gia đình hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà, từ đó từng bước 'an cư, lạc nghiệp'.

Mường Nhé đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước công dân

ĐBP - Ðề án thực hiện làm Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1368. Sau khi được tập huấn tại Công an tỉnh, Công an huyện Mường Nhé đã đồng loạt triển khai thực hiện làm CCCD gắn chip cho công dân trên địa bàn; nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện làm thẻ với mục tiêu đặt ra sẽ hoàn thành việc cấp thẻ CCCD trên địa bàn trước ngày 1/7/2021.

Mường Nhé thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế

ĐBP - Ðược triển khai thực hiện từ tháng 9/2019 (tính từ thời điểm khai trương Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh), nhưng đến nay tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến trên địa bàn huyện Mường Nhé đạt rất thấp. Nhiều hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 chưa phát sinh và nhiều đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện chưa thực hiện. Ðiều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh mà còn gây áp lực cho địa phương lẫn người dân, doanh nghiệp về thời gian, chi phí trong việc giải quyết thủ tục hành chính.