Phát huy vai trò xung kích, tiên phong, tuổi trẻ xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tích cực triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu với nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả tại địa phương.
Nhờ trồng cây vầu phát triển kinh tế, nhiều hộ dân ở xã Ngổ Luông (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) đã nâng cao thu nhập và thoát nghèo.
Những năm qua, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tập trung nguồn lực để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tính đến cuối tháng 5/2024, huyện Tân Lạc có 10/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong 5 xã chưa đạt chuẩn, Ngổ Luông được xác định là địa phương sẽ về đích vào cuối năm nay. Trước những áp lực về thời gian lẫn khối lượng công việc cần hoàn thành từ nay đến cuối năm, xã đang dồn sức để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình đề ra.
Người dân xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã thoát nghèo nhờ trồng cây măng lành hanh, tạo nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.
Những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần BVR mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên trên 18.300 ha, rừng trồng gần 7.200 ha. Cùng với trồng mới nhằm gia tăng diện tích rừng, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, BVR.
Cách trung tâm huyện Tân Lạc hơn 30 km, xã Ngổ Luông thuộc vùng cao đặc biệt khó khăn. Theo rà soát, thu nhập bình quân đầu người mới đạt khoảng 27 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 50%. Địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, dân cư sinh sống không tập trung. Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư chưa nhiều. Đó là
Với điều kiện phù hợp, những năm qua, người dân xã Ngổ Luông (Tân Lạc) chú trọng chăn nuôi các vật nuôi có nguồn gốc bản địa. Qua đó từng bước tạo ra các sản phẩm mang đậm bản sắc địa phương, hướng tới phục vụ phát triển du lịch trong tương lai.
_ Thời gian qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Lạc đã, đang triển khai công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Để tỷ lệ tiêm đạt cao, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, tập trung tiêm phòng đảm bảo theo đúng kế hoạch.
Sáng 10/3, tại UBND xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông phối hợp với UBND xã Ngổ Luông tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận quần thể 11 cây nghiến là Cây di sản Việt Nam. Dự lễ công bố có PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt Nam; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn.
Ngổ Luông là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 30 km. Cùng với chú trọng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, xã có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Cách trung tâm huyện gần 30 km, đường quanh co, hiểm trở và có độ cao 1.000 m so với mặt biển, Ngổ Luông được ví như 'cổng trời' 4 mùa mây phủ. Được biết đến là một trong những xã khó khăn nhất huyện Tân Lạc, thế nhưng trong cảm nhận của người dân nơi đây, Ngổ Luông vẫn là nơi đáng sống.
Đoạn đường từ xã Quyết Chiến đến xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc tuyến đường liên huyện vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn là một trong những tuyến đường xấu nhất tỉnh. Người dân trên địa bàn vui mừng khi dự án tiếp tục triển khai và mong muốn sớm cải thiện được tình trạng khó khăn vì đường sá cách trở.
Giải Việt dã truyền thống huyện Tân Lạc vừa được tổ chức đã thu hút được gần 120 vận động viên (VĐV) đến từ 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện về tranh tài. Đoàn VĐV Việt dã của xã Ngổ Luông đã thi đấu đầy quyết tâm và nỗ lực, xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn với 7 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng ở các nội dung cá nhân và đồng đội.