Trong mấy mươi năm gần đây, khoa học xã hội và nhân văn chứng kiến sự bùng nổ của việc nghiên cứu ký ức. Chưa bao giờ vấn đề này được quan tâm, nghiên cứu rộng rãi, chuyên sâu và xuyên qua nhiều lĩnh vực như vậy.
Theo NGND Võ Tòng Xuân, tương lai phụ thuộc vào cách bạn trẻ nhìn nhận cuộc sống. Để xây dựng tương lai tươi sáng, mỗi bạn trẻ cần có cách nhìn lạc quan, tích cực. Sau đó, các bạn phải xác định được niềm đam mê thực sự của mình đối với nghề nghiệp và dấn thân cho niềm đam mê đó.
Tôi nhớ, mình gặp nhà văn Lê Quang Trạng lần đầu tiên vào đầu mùa nước nổi 2018 qua sự giới thiệu của nhà văn Võ Diệu Thanh. Trạng ở huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang, tôi giữa trưa từ TP Hồ Chí Minh ra bến xe miền Tây bắt xe đi xuống. Nhưng xe cũng không qua thẳng Chợ Mới, xe dừng ở bến đò phường 11, thuộc đất của TP Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, phải qua phà sang bên kia cù lao Giêng mới là đất của Trạng.
Với mong muốn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên đam mê sáng tác văn chương có sân chơi, 'Bút nhóm Đồng Xanh' (trường ĐH An Giang, ĐHQG TP. HCM) đã ra đời. Đây là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp đam mê, hứng thú văn thơ cho những cây viết trẻ.
Nhờ sự ra đời của nhiều sân chơi lẫn sự quan tâm của các tổ chức, đơn vị; đặc biệt là sự quan tâm của phụ huynh và chính các em, đã tạo nên không khí xuất bản và sáng tác văn học thiếu nhi đầy sôi động trong năm qua.
Sống và làm việc tại An Giang, nhưng nhà văn Trần Tùng Chinh (giảng viên Trường ĐH Sư phạm An Giang - ĐH Quốc gia TPHCM) không xa lạ với giới văn chương TPHCM. Thỉnh thoảng, anh lên thành phố xem kịch ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, có lúc gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè văn chương.
Người miền Tây Nam Bộ hào sảng, cá tính; hương đất tình sông tạo nên những nét độc đáo trong sáng tác văn chương. Noi theo các nhà văn thế hệ trước, có một lớp cây bút miền Tây Nam Bộ mê thích sáng tác văn học cho thiếu nhi, tạo nên sự khởi sắc đáng ghi nhận ở vùng đất này.
Những năm gần đây, văn học thiếu nhi của miền Tây Nam bộ đang có những tín hiệu khởi sắc, đặc biệt là sự tham gia của nhiều cây bút trẻ đã tạo nên những tác phẩm bất ngờ, thú vị cho các em nhỏ.
Sáng 30/9, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp Thư viện tỉnh An Giang và Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP. Long Xuyên) tổ chức giao lưu với các nhà văn: Võ Diệu Thanh, Lê Quang Trạng, Nguyễn Chí Ngoan, chủ đề 'Những trang văn lấp lánh phù sa'.
Là sân chơi bổ ích cho những sinh viên có niềm đam mê sáng tác - Bút nhóm Đồng Xanh (Trường Đại học An Giang) là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp đam mê, hứng thú văn thơ cho những cây viết trẻ.
Đường sách TP Cao Lãnh (viết tắt là Đường sách) tọa lạc khu vực khuôn viên Công viên Văn Miếu - cạnh Di tích văn hóa Văn Thánh Miếu - Phường 1, TP Cao Lãnh) là không gian văn hóa mở để tổ chức các hoạt động, nhằm tạo thói quen và cổ vũ cho tri thức, văn hóa đọc, nhất là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân trong và ngoài địa phương.
'Mạch đời chảy mãi (36 khúc đò đưa thơ và văn xuôi)' viết về 36 tác giả của mọi miền được Nguyễn Văn Hòa tuyển chọn, phê bình.
Ngày 30/5, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng và phát động cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 - 2025. Tổng trị giá giải thưởng của cuộc thi lên tới 360 triệu đồng.
Võ Diệu Thanh là cái tên không còn xa lạ với độc giả cả nước. Qua các trang văn của chị, vùng châu thổ ở cõi Tây Nam hiện ra sống động, chân thật và cũng khốc liệt. 'Trò chuyện với lục bình' (Nhã Nam và NXB Phụ Nữ Việt Nam 2022) là tập tản văn mới nhất của nhà văn Võ Diệu Thanh, tập hợp những bài viết về con người và vùng đất miền Tây Nam bộ.
'Phù sa châu thổ' và 'Biên tập lại chính mình' là hai tựa sách truyền tải nhiều thông điệp tích cực đến bạn đọc trẻ.
Dòng Vàm Nao rộng lớn đang cuồn cuộn một sức sống ngầm, lặng thầm mà mạnh mẽ. Nó như đang kể với nhân gian một câu chuyện dài về cuộc đồng hành của lòng người và tạo hóa. Những bến sông sống trở lại, vui trở lại, giàu có trở lại từ những lan tỏa chân chất ngọt lành.
Là một trong những nữ nhà văn đến từ miền Tây được chú ý bởi những tìm tòi, sáng tạo riêng, bên cạnh các tác phẩm dành cho người lớn, nhà văn Võ Diệu Thanh còn sáng tác nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
Đứa trẻ trong Quà tặng của ngày mai của nhà văn Võ Diệu Thanh là nhân vật có thật - cậu bé Khánh Hưng nổi tiếng với biệt tài đàn sến trong chương trình Biệt tài tí hon của Đài Truyền hình Việt Nam, khi đang là học sinh Trường Tiểu học C Chợ Vàm (thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Không kể những người vốn sinh trưởng tại miền Tây Nam Bộ nhưng đã sống và làm việc ở nơi khác, các nhà văn nữ bám trụ vùng sông nước hiện nay không phải là ít.
Năm 1994, Võ Diệu Thanh được biết tới trên văn đàn nhờ giải Nhất Cuộc thi văn chương Thủ khoa Nghĩa - Giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật An Giang. Khi ấy chị mới 19 tuổi. Sáu năm sau, người con gái đất An Giang lại khiến độc giả bất ngờ khi được giải Nhì Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ IV với tập truyện ngắn Cô con gái ngỗ ngược. Kiên nhẫn và bền bỉ, Võ Diệu Thanh làm bạn với con chữ bằng tâm thế ấy.
Mỗi truyện ngắn của Phát Dương đều rất đời, rất thực, chạm sâu vào trong ngõ ngách của cảm xúc người đọc.
Thời đại 4.0, người phụ nữ hạnh phúc không cần phải lo trăm phương ngàn cách để giữ người đàn ông bên cạnh mình. Họ sẽ không quỵ lụy, không bám víu vào người đàn ông đó. Họ cũng chẳng hề sợ bị bỏ.