TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, kéo theo nhu cầu về nhà ở, đất ở luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Từ nhiều năm nay, giá nhà, đất liên tục tăng cao, khiến một bộ phận những người có nhu cầu thực sự rất khó khăn trong việc mua bán.
Thị trường bất động sản TP HCM và vùng phụ cận, nhất là khu vực có sân bay, các tuyến vành đai, cao tốc được đánh giá là tiềm năng khi những dự án này hoàn thành
Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng nóng ở những năm 2008-2009, nhà đầu tư cá nhân dùng đòn bẩy tài chính dễ dàng kiếm lời từ bất động sản bằng những phiếu đặt cọc.
Thị trường bất động sản nhen nhóm tín hiệu hồi phục cũng là lúc xuất hiện làn sóng ngầm săn tìm các sản phẩm hợp lý để đón đầu cơ hội, nhận diện khu vực tiềm năng để 'xuống tiền'.
Gần hết năm 2023, thị trường bất động sản phía Nam nói chung vẫn tiếp diễn tình trạng trầm lắng, ảm đạm. Tuy vậy, tại hội thảo 'Bất động sản phía Nam đón đầu cơ hội phát triển hạ tầng' được tổ chức mới đây, các chuyên gia nhận định hạ tầng giao thông đang được triển khai sẽ là cú hích cho thị trường phục hồi trong thời gian tới.
Do rất thiếu nguồn cung nhà ở nên một số chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã tự nâng cấp chuyển dự án nhà ở trung cấp, thậm chí là dự án nhà ở bình dân thành dự án nhà ở cao cấp.
Dù không tăng giá trong thời gian gần đây nhưng trên thực tế, giá căn hộ tại TP HCM vẫn đang neo ở mức cao và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Từ đó tạo ra thế khó cho người mua nhà có nhu cầu ở thực nhưng không dư dả về tài chính.
Tại TP.HCM, những khu vực trước đây vốn là nơi tập trung các dự án nhà ở trung cấp thì nay đã xuất hiện sản phẩm cao cấp. Trong tương lai, khu vực trung tâm sẽ không còn sản phẩm trung cấp nữa...
Thị trường bất động sản phía Nam như TP.HCM được đánh giá có cơ hội sớm hồi phục trở lại nhiều hơn từ các dự án hạ tầng lớn đang được triển khai.
Thị trường bất động sản hiện nay vẫn đối diện với rất nhiều thách thức. Song, hạ tầng là yếu tố tích cực giúp bất động sản phục hồi trong thời gian tới.
Thị trường bất động sản vẫn khan hiếm nguồn cung nghiêm trọng và tiếp tục gặp nhiều khó khăn về vốn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản cho rằng, Thông tư 06/2023 (Thông tư 06) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực vào ngày 1/9 tới càng gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, dự báo đến năm 2025, TP chỉ có thể hoàn thành 80% chỉ tiêu đề ra.
Sau khi chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 6, Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM được kỳ vọng là cú hích với thị trường địa ốc vốn đang trầm lắng.
Theo báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc biệt thự, nhà liền kề đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể so với đỉnh. Đặc biệt là một số sản phẩm trên 20 tỷ đồng đang phải giảm giá để lấy lại thanh khoản.
Nếu như trước đây đường mở đến đâu, giá đất sẽ tăng theo đến đó, nhưng nay nhà đầu tư đã dè dặt hơn...
Luật Nhà ở đang được sửa đổi, bổ sung theo hướng cởi mở hơn để người nước ngoài, Việt kiều dễ dàng sở hữu nhà tại Việt Nam.
Quy định giao dịch bất động sản phải thông qua qua sàn trong Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vẫn là chủ đề 'nóng' cả trong nghị trường, lẫn ngoài thị trường.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, theo các chuyên gia, đây được xem là những 'cú hích' giúp khơi thông thị trường này.
Hiến pháp Việt Nam coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là một nguồn lực của đất nước.
Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhà đầu tư trong nước có tâm lý chờ đợi thì nhiều vị khách là Việt kiều, người nước ngoài lại 'ngược dòng' xuống tiền mua bất động sản.
Để giải quyết được bài toán bất động sản tồn kho cao cấp đang rất khó khăn, một giải pháp được cho là tháo gỡ tồn kho này là cho phép người nước ngoài và Việt kiều sở hữu nhà sẽ tạo ra những lực đẩy lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam…
Các chuyên gia đề xuất Việt Nam cần có chính sách tạo thuận lợi cho kiều bào mua nhà ở nhưng mức thuế cao và sản phẩm có thời hạn khoảng 30-40 năm.
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, cũng như nguồn vốn, bất cập về pháp lý chưa thể khắc phục triệt để đang khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn. Mặc dù từ giữa năm 2022 đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành đã vào cuộc, tìm cách tháo gỡ vướng mắc, song các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều trở ngại trên con đường phục hồi...
Theo các chuyên gia, để thích ứng với thị trường hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản cần phải có những điều chỉnh phù hợp, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và chờ tín hiệu điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, cũng như những nỗ lực tháo gỡ khó khăn pháp lý mà Chính phủ đang thực hiện.