Phá cách trong xu hướng sáng tạo nhưng theo đuổi thực hành graffiti một cách nghiêm túc, các nghệ sĩ trẻ dần đưa nghệ thuật đường phố này bước vào không gian triển lãm trang trọng, kết hợp nghệ thuật truyền thống để tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc.
Những ngày này khách tham quan đổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội đông hơn để đón xem một triển lãm có một không hai mang tên 'Đối thoại Thư pháp và Graffiti' (do Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp Viện Văn hóa, nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức). Liệu 2 bộ môn nghệ thuật có quá nhiều điều khác biệt này sẽ đối thoại với nhau như thế nào?
Các nghệ sỹ tham gia triển lãm cho rằng graffiti hay thư pháp chỉ là vấn đề chất liệu. Họ có điểm chung là cùng hướng đến 'chân-thiện-mỹ.' Do đó, họ dễ dàng tìm được tiếng nói chung khi 'đối thoại.'
Gắn bó với phố ông đồ, đường mai đã 9 mùa Tết, có thời điểm Võ Tuấn Xuân Thành kiếm được trăm triệu đồng chỉ sau 2 tuần ngồi cho chữ.
Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật kén người theo bởi đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và khéo léo, đặc biệt là sự 'cảm' chữ của người viết để thổi hồn vào mỗi tác phẩm. Trong cuộc sống hối hả hiện nay, nhiều bạn trẻ 9x tìm về thư pháp để cân bằng cuộc sống và mong muốn lan tỏa nét đẹp truyền thống này đến với nhiều người hơn.
'Phố ông đồ' TP Hồ Chí Minh nằm cạnh góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai (bên hông Nhà Văn hóa Thanh niên, quận 1).