Năm nay, giá chuối mật mốc thờ cúng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao nên nông dân huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị rất phấn khởi.
Ngày cuối năm, nhiệt độ ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị xuống thấp, thế nhưng, về với đồng bào những ngày giá lạnh này, chúng tôi bắt gặp nụ cười của các em thơ có áo, xe đạp mới đến trường, niềm vui người nghèo nhận mái ấm biên cương. Sự tích cực kết nối của người lính Biên phòng với những tấm lòng thiện nguyện, sẻ chia cùng người dân như ngọn lửa mang hơi ấm lan tỏa xua đi cái lạnh của ngày đông giá rét.
Nhiều xã miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian qua phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng, trong đó có các xã thuộc vùng Lìa, huyện Hướng Hóa. Để giải quyết thực trạng này, huyện Hướng Hóa đang khẩn trương tìm nguồn nước sinh hoạt cho người dân các xã vùng Lìa.
Lìa - vốn là tên gọi vùng đất nằm về phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, thuộc huyện Hướng Hóa, bao gồm các xã Thanh Thuận, Hướng Lộc, Hướng Phùng, A Xing, A Túc, Xy, A Dơi và Pa Tầng. Hơn 10 năm trước, nói đến vùng Lìa là ai cũng nghĩ đến một vùng heo hút, sơn cùng thủy tận, nhưng giờ đây, với sự phát triển của KTTT, HTX đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây, con giống đã giúp nâng cao đời sống cho bà con nơi đây.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, trên địa bàn tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị mưa lớn và kéo dài trong hai ngày qua đã làm nước suối dâng cao, các ngầm tràn ngập sâu trên 1m, nhiều bản làng có hàng trăm hộ gia đình thuộc các xã A Bung, A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang của huyện Đakrông và các xã vùng Lìa, huyện Hướng Hóa đã bị chia cắt, cô lập hoàn toàn.
Đã nhiều năm nay, dù trời mưa hay nắng và cũng không kể ngày thường hay lễ, Tết, chợ chuối ở xã miền núi biên giới Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn tấp nập kẻ bán, người mua.
Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới trên sông Sê Pôn giáp với tỉnh Savannakhet, Lào dài khoảng 59,771km, qua địa bàn 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa. Với đặc điểm địa hình sông Sê Pôn ngắn và dốc, có nhiều đoạn gấp khúc, không liền mạch, vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao từ 5 đến 6m, nước chảy xiết làm sạt lở bờ sông và thay đổi dòng chảy.
Trong chiến lược xây dựng vùng trồng chuyên canh, sắn được lựa chọn làm cây trồng chủ lực cho các xã thuộc vùng Lìa của huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên qua thời gian canh tác, một số diện tích sắn có năng suất, chất lượng không cao do đất đã bạc màu. Từ thực tế đó, HĐND huyện Hướng Hóa đã ban hành Nghị quyết số 09/NQHĐND, ngày 25/7/2017 về việc thông qua đề án chuyển đổi một số diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang cây trồng khác giai đoạn 2017- 2020 đối với các xã vùng Lìa. Từ đó đến nay, các xã này đã thực hiện chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, đem lại thu nhập khá, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.
Huyện Hướng Hóa hiện có hơn 51.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên gần 40.500 ha; diện tích rừng trồng hơn 10.000 ha. Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái.
Là huyện miền núi, biên giới, Hướng Hóa hiện có hơn 94.000 dân, gồm 3 dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô sinh sống ở 21 xã, thị trấn, trong đó gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, cùng với sự đầu tư của nhà nước, người dân Hướng Hóa đã có thêm điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Những năm qua, cây cao su và cây sắn đã trở thành những cây trồng chủ lực cùng với các loại cây khác như cà phê, hồ tiêu, chuối..., đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa. Đặc biệt, thời gian gần đây, giá mủ cao su và sắn nguyên liệu có tăng lên, đã giúp nhiều người dân có điều kiện cải thiện cuộc sống.
Ngày 7/10, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, nên trong 2 ngày qua trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to.
Liên quan đến việc xử lý một số công trình giao thông phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa theo kiến nghị giải quyết của cử tri, UBND tỉnh vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện.
Mặc dù phạm tội nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhận thức pháp luật hạn chế nên những bị cáo dưới đây đã nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Những bản án thấu tình đạt lý sẽ là cơ hội để các bị cáo rèn luyện, cải tạo và trên hết có điều kiện chăm sóc đàn con thơ. Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho những ai lợi dụng dịch bệnh để tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép.
Trước tình hình nhiều nơi ở TP. Hồ Chí Minh xuất hiện COVID-19, từ ngày 31/5/2021, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống COVID-19 tỉnh Quảng Trị đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tăng cường các biện pháp kiểm soát nguy cơ với COVID-19 từ TP. Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, vốn đầu tư hạn chế nhưng nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên nguồn lực xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối các xã, huyện miền núi, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân, vừa tạo sự liên kết trong giao thương giữa miền núi với đồng bằng. Tuy vậy, hạ tầng giao thông miền núi tỉnh Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là khi địa bàn này còn nhiều tuyến đường độc đạo cần khắc phục.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên, đặc biệt là chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong đó, mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản được đánh giá là cách giúp phụ nữ vùng khó làm ăn phù hợp, hiệu quả nhất.
Không để ma túy cướp đi tương lai của những người trẻ đang hăm hở bước vào đời, thời gian qua, các cấp bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên tỉnh Quảng Trị đã chung tay đẩy lùi 'cái chết trắng' bằng những việc làm thiết thực, mang nhiều ý nghĩa.
Là một huyện vùng cao, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) từ xuất phát điểm thấp, cùng với đó, những đợt thiên tai liên tiếp xảy ra cuối năm 2020 đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và quyết tâm của người dân, chương trình xây dựng NTM tiếp tục được huyện Hướng Hóa triển khai với những kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2021.
Nhiều năm nay, hễ có mưa lớn, kéo dài là tuyến tỉnh lộ ĐT 586 lại bị chia cắt, cô lập khiến người dân sống, làm việc ở địa bàn các xã vùng Lìa, huyện Hướng Hóa gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Đặc biệt, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các địa phương, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo tính đến năm 2020 đạt 65,88%, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 47%.
Trong năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Hướng Hóa cơ bản ổn định và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Để có được những kết quả ấy, BTV Huyện ủy Hướng Hóa đã nghiêm túc thực hiện các nội dung đã cam kết với BTV Tỉnh ủy.
Trong năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Hướng Hóa cơ bản ổn định và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Để có được những kết quả ấy, BTV Huyện ủy Hướng Hóa đã nghiêm túc thực hiện các nội dung đã cam kết với BTV Tỉnh ủy.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, hàng ngàn người dân trên địa bàn huyện miền núi huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tất bật vận chuyển chuối đến khu vực ngã ba xã Tân Long để bày bán.
Sau các đợt mưa lũ lịch sử trong năm vừa qua, các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Hướng Hóa bị thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với các xã vùng bản. Đa số đường ống, bể chứa đều bị san lấp, cuốn trôi và hư hỏng nặng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các địa phương chưa thể khắc phục sự cố nên vấn đề nước sạch cho người dân các xã vùng bản trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với những nỗ lực không ngừng, Quảng Trị đã đạt kết quả rất ấn tượng sau 10 năm thực hiện 'Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020' theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong 2 ngày, 25-26/11, Ban Từ thiện của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội thiện nguyện 'Chia sẻ-Sharing' phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tổ chức thăm và tặng quà nhân dân tại các xã vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và nhân dân, lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào.
Ngày 24-10, bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và nhóm 'Chia sẻ-Sharing' đã đến thăm hỏi, động viên và trao tặng quà cho người dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào bị ảnh hưởng bão lũ vừa qua.
Hàng ngàn suất quà đã được trao tận tay người dân vùng biên giới Việt -Lào, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn sau đợt mưa lũ dồn dập vừa qua.
Ngày 24-10, bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhóm 'Chia sẻ - Sharing' đã đến thăm hỏi, động viên và trao tặng quà cho người dân biên giới Việt Nam - Lào bị ảnh hưởng bão lũ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2016-2020, toàn tỉnh đã có 60.947 người được đào tạo nghề, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 66% (đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra), trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 31% (vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra).
Từ ngày 9/10/2020 đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã tự tay làm bánh thuẩn nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với trẻ em và người già vùng lũ lụt ở địa phương. Việc làm của cô đã nhận được sự hưởng ứng, cùng chung tay đóng góp kinh phí, công sức làm bánh của nhiều giáo viên nữ ở các trường học trên địa bàn huyện.
Được thành lập năm 2005, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trực thuộc Công ty CP Tổng Công ty thương mại Quảng Trị hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tinh bột sắn. Là một doanh nghiệp với mục tiêu hướng về nông thôn và nông dân, nhà máy thường xuyên triển khai mô hình 'dân vận khéo' với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư bón phân thâm canh và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, chất lượng cho cây sắn trên địa bàn.
Xã Tân Long, huyện Hướng Hóa là xã khu vực biên giới nên tiềm ẩn không ít yếu tố phức tạp có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự (ANTT) như vận chuyển trái phép các loại hàng hóa nhập lậu, ma túy, trộm cắp… Vì vậy, những năm qua xã đã triển khai đồng bộ và thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp đảm bảo ANTT, góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức, chung tay giữ vững ANTT và an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.