Thừa Thiên - Huế là vùng đất bảo lưu nhiều dấu tích văn hóa Champa độc đáo về nghệ thuật, đa dạng về thể loại và có giá trị về mỹ thuật. Những di sản văn hóa đó không chỉ phán ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử mà còn là một thành tố quan trọng trong bản sắc văn hóa Huế.
Tại Lễ hội Katê năm 2024, Bình Thuận đã tổ chức lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng của người Chăm nơi đây.
Linga Po Dam nặng hơn 78g, chế tác bằng vàng ròng, được khai quật tại tháp Chăm Po Dam (Tuy Phong, Bình Thuận) vào giữa tháng 6/2013, có niên đại khoảng thế kỉ VIII-IX, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm.
Kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức trưng bày chuyên đề: 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian'.
Tượng Nữ thần Durga được giới chuyên gia nhận định là pho tượng đồng lớn nhất, đại diện tiêu biểu của nghệ thuật Champa được phát hiện cho đến nay.
Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa.
Triển lãm 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian' giới thiệu hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng vàng, bạc thế kỷ XVII - XVIII.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu giới thiệu tới công chúng những báu vật của nghệ thuật điêu khắc và trang trí Champa trên các sản phẩm vàng và bạc. Đây là những hiện vật trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Đào Danh Đức.
Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian'.
Sáng nay (28/8), tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã diễn ra Lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian'. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024).
Tượng đồng Nữ thần Durga có nguồn gốc Việt Nam, thuộc phong cách nghệ thuật văn hóa Champa đã được tiếp nhận, hồi hương và được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lưu giữ.
Sáng 28/8, cổ vật quý hiếm - tượng đồng Nữ thần Durga, pho tượng đồng lớn nhất, đại diện tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật văn hóa Champa được phát hiện cho đến nay, cùng với trên 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc của Champa đã ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java, với những sáng tạo riêng biệt, đã tạo nên những phong cách nghệ thuật đặc sắc, đỉnh cao, như: Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm...
Thừa Thiên - Huế là một trong những vùng đất còn lưu giữ, bảo quản nhiều di vật, hiện vật có giá trị độc đáo liên quan đến di sản văn hóa Champa với giá trị nghệ thuật cao và loại hình phong phú.
TTH - Lại một lần nữa, việc xây dựng một bảo tàng văn hóa Champa được đặt ra. Tại hội thảo 'Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế' vừa được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức, PGS.TS. Đỗ Bang cho rằng, cần thiết nghiên cứu thành lập một bảo tàng văn hóa Champa đặt tại thành Hóa Châu.