Đưa pháp luật thực hiện dân chủ vào cơ sở

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 đã đồng bộ, thống nhất 3 loại hình thực hiện dân chủ: Ở cấp xã; trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tại nơi làm việc. Từ đó, khắc phục căn bản những bất cập trước đây (mỗi loại hình thực hiện theo 1 văn bản khác nhau, dẫn đến tình trạng không đồng bộ, thống nhất). Đồng thời, luật quy định cụ thể, đầy đủ phương châm 'Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng', để mọi người dân phát huy quyền làm chủ của mình.

Cung cấp thông tin pháp luật - Quan trọng là cách làm

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua 7 luật và 9 nghị quyết. Trung bình mỗi năm Quốc hội ban hành khoảng 10 luật, nghị quyết; Chính phủ ban hành khoảng 150 nghị định, các bộ, ngành ban hành từ 600 đến 800 thông tư, thông tư liên tịch.

Tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho truyền thông chính sách

Bộ Tư pháp sẽ tiếp thu các giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông với mục tiêu chính sách được ban hành phải của nhân dân, mang tính khả thi, bền vững.

Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), để tiếp tục triển khai thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm khả thi, phù hợp, các địa phương cần chú trọng các công tác quan trọng, trong đó cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật.

Truyền thông chính sách đi trước một bước

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg (ngày 30-3-2022) phê duyệt Đề án 'Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027', nhiều bộ, ngành, địa phương đã có những hành động cụ thể để hoạt động truyền thông chính sách được thực hiện từ sớm, từ xa. Từ đó, tạo đồng thuận trong xã hội, xây dựng ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

Tọa đàm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện Đề án 407

Ngày 14/6, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp phối hợp Sở Tư pháp tỉnh đã tổ chức tọa đàm trao đổi về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Đề án 407 của Chính phủ.

Hà Nội: Nhiều hình thức phổ biến pháp luật mới, hiệu quả

Sáng 7/6, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã tổ chức Tọa đàm làm việc tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội để trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác PBGDPL và tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg năm 2022, 06 tháng đầu năm 2023.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh truyền thông chính sách

Sáng 1/6, Đoàn công tác của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 và Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần thêm những 'cánh tay' tham gia truyền thông dự thảo chính sách

Để hoạt động truyền thông dự thảo chính sách có hiệu quả, lan tỏa sâu rộng, yêu cầu đặt ra là cần thu hút, huy động được các lực lượng trong xã hội tham gia.

Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách

Việc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

'Cú hích' truyền thông dự thảo chính sách

Chiều 31-5, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo bàn về giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Tuổi trẻ Lữ đoàn 454 và đơn vị kết nghĩa xử trí tình huống pháp luật

Tối 27/5, tại Hải Dương, Đoàn cơ sở Lữ đoàn Pháo binh 454 (Quân khu 3) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Bắc An (Chí Linh, Hải Dương) tổ chức Hội thi 'Tuổi trẻ với Pháp luật' nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Lữ đoàn những năm qua.

Góp ý tài liệu hướng dẫn kỹ năng tuyền thông dự thảo chính sách

Ngày 26/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý, thẩm định Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Truyền thông dự thảo chính sách từ sớm, từ xa, tạo đồng thuận trong xã hội

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 về tăng cường công tác truyền thông chính sách. Trước đó, ngày 30/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 'Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027'. Để hiểu rõ hơn về tình hình triển khai, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

Vì sao Thủ tướng chỉ đạo phải đẩy mạnh truyền thông chính sách?

Theo TS Lê Vệ Quốc, truyền thông chính sách là yêu cầu mang tính chính trị, qua đó người dân hiểu, chia sẻ và ủng hộ với chính sách

Đổi mới về tư duy, cách tiếp cận

Theo Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp, hướng tới mục tiêu coi người dân là trung tâm, chủ thể hưởng thụ chính sách, đến nay, công tác PBGDPL đã có nhiều đổi mới cả về tư duy và cách tiếp cận, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, từ đó, tác động trực tiếp tới việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.

Đảm bảo tính toàn diện trong xây dựng Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 27

Ngày 13/02, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ về xây dựng Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Hướng dẫn đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Sáng 8/12, tại thành phố Đà Lạt, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và gắn với tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã và công chức Phòng Tư pháp trực tiếp tham mưu cho Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện.

Tập huấn hướng dẫn áp dụng pháp luật tiếp cận thông tin tại Khánh Hòa

Ngày 28/11, tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn áp dụng pháp luật tiếp cận thông tin ở cấp cơ sở cũng như đánh giá, công nhận cấp xã, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Long An tập huấn về đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho 250 công chức tư pháp

Ngày 24/11, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Long An tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho 250 cán bộ tư pháp – hộ tịch.

Hướng dẫn đánh giá công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngày 24/11, Bộ Tư pháp phối hợp Sở Tư pháp Long An tổ chức tập huấn hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) trong bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đại diện sở, ban, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tham dự.

40 đại biểu được tập huấn 'Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở'

Sáng 21/11, tại thành phố Lào Cai, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Liên minh châu Âu, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tập huấn 'Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở' cho tập huấn viên cấp huyện của tỉnh Lào Cai.

Cà Mau tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngày 18/11, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 cho 250 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND, phòng tư pháp của 9 huyện và lãnh đạo UBND, công chức tư pháp-hộ tịch của 101 xã, phường, thị trấn.

Tăng cường truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Tạp chí Luật Việt Nam và Diễn đàn pháp lý (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức Hội thảo 'Tăng cường truyền thông Dự thảo chính sách, pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài'.