Hà Tĩnh: Hỗ trợ các chủ thể OCOP và hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý

Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) có phụ nữ tham gia quản lý. Theo bà Trương Thị Lượng, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh, việc này là cần thiết, nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.

Hải Dương tăng diện tích cây ăn quả lên 22.300 ha/năm vào năm 2030

Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2030, tăng diện tích cây ăn quả lên 22.300 ha/năm, giữ ổn định diện tích đất chuyên lúa và cây rau màu.

Hưng Yên công nhận hơn 270 sản phẩm OCOP

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 271 sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được công nhận; trong đó 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất

Chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp là cơ hội để người dân tiếp cận với khoa. học công nghệ và nền nông nghiệp hiện đại, từ đó, nâng cao chất lượng nông sản và thu nhập cho gia đình. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện CĐS, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp.

TP. Phổ Yên: Trên 8 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các làng nghề

TP. Phổ Yên có 33 làng nghề, làng nghề truyền thống, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chè, mộc mỹ nghệ, mây tre đan. Giai đoạn 2021-2024, từ nguồn ngân sách địa phương, thành phố đã dành hơn 8 tỷ đồng hỗ trợ các làng nghề phát triển sản xuất.

Đưa các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh vào kênh bán lẻ hiện đại

Triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), tỉnh Hà Nam đã có hàng trăm sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều sản phẩm nông sản sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có mặt tại các kênh bán lẻ hiện đại, được thị trường đón nhận.

Nông dân chuyển từ sản xuất truyền thống sang hiện đại

Trong những năm qua, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới (gọi tắt là HTX) ở xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh đã giúp các thành viên chuyển từ sản xuất truyền thống sang hiện đại, hỗ trợ tập huấn cho nông dân kỹ thuật quản lý dịch bệnh, sản xuất xoài rải vụ, sử dụng phân bón hữu cơ cải tạo đất và liên kết tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao năng suất, thu nhập cho các thành viên. Năm 2024, HTX được Ban Thường vụ Tỉnh ủy trao Giải thưởng 'Dân vận khéo'.

Nếp vải Ôn Lương: Được mùa, được giá

Lúa nếp vải đã được người dân huyện Phú Lương canh tác lâu đời. Loại lúa này rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, đặc biệt là vùng đất xã Ôn Lương. Chất gạo nơi đây khác hẳn với địa phương khác trong huyện về độ thơm và dẻo. Năm nay, toàn bộ diện tích gieo trồng khoảng 80ha tại xã Ôn Lương đều cho năng suất tốt, chất lượng được đánh giá cao, đồng đều hơn so với mọi năm.

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Ngày 13/11, Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 - Vietnam FoodExpo 2024 chính thức được khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đang nỗ lực về đích nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024.

'Mở lối' cho phát triển du lịch nông thôn

Du lịch nông thôn ngày càng chiếm được nhiều 'cảm tình' của khách du lịch bởi sự bình dị, gần gũi từ những người làm du lịch nông thôn đến những sản phẩm du lịch và thiên nhiên. Bắt nhịp xu hướng đó, tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An hoạt động phát triển du lịch nông thôn dần được 'mở lối' để quảng bá hình ảnh của địa phương.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hằng Thuận Tây Nguyên và bước tiến mới trong phát triển bền vững

Hằng Thuận Tây Nguyên đã đi từ những vùng canh tác nông sản và dược liệu phong phú của vùng đất Kon Tum - Tây Nguyên, kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương, hướng tới sự phát triển bền vững.

Sản xuất rau xanh phục vụ thị trường dịp cuối năm

Những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các loại rau, củ, quả an toàn tăng cao. Các hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, đa dạng các loại rau xanh an toàn, chất lượng, phục vụ thị trường.

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực.

Trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế

Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang được bà con nông dân trong tỉnh rất chú tâm và từng bước áp dụng ở Tuy Phong. Trong đó, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao đem lại hiệu quả cũng như thu nhập.

Lãnh đạo UBND tỉnh đối thoại với các hợp tác xã

Chiều 12-11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với lãnh đạo các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố và 120 HTX thành viên.

Đồng Hỷ: Đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Chiều 12-11, UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025, bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025.

Thanh Hà trồng cây ăn quả gắn với du lịch

Với thế mạnh trồng cây ăn quả, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã triển khai Đề án Phát triển vùng cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Hợp tác xã thanh long Phú Cường sẽ đúng như tên gọi

Cũng khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm như các Hợp tác xã (HTX) khác trên địa bàn tỉnh, nhưng với quyết tâm cao của tập thể thành viên trong HTX cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành địa phương, HTX thanh long Phú Cường sẽ phát triển và thịnh vượng đúng như tên gọi.

Đột phá tái cơ cấu nông nghiệp - Giảm rủi ro, phát triển bền vững: Bài 2 - Khoa học kỹ thuật mở đường cho thành công

Trong mỗi bước chuyển mình của nông nghiệp Bắc Giang, khoa học kỹ thuật luôn là động lực chính. Việc ứng dụng công nghệ trong mọi khâu từ sản xuất, thu hoạch đến chế biến, tiêu thụ đã nâng tầm nông sản. Các mô hình ứng dụng VietGAP, GlobalGAP và nông nghiệp hữu cơ không chỉ bảo đảm chất lượng mà còn gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Khởi nghiệp xanh sáng tạo, bền vững

Dự án Cusami vừa đoạt giải nhất vòng chung kết Cuộc thi dự án, ý tưởng khởi nghiệp xanh, phát triển bền vững do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, diễn ra vào tối 10-11 tại TP Hồ Chí Minh đã gây bất ngờ với nhiều người.

Thu lãi hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ nuôi gà Đông Tảo lai

Nhận thấy giống gà Đông Tảo lai có nhiều ưu điểm, thị trường tiêu thụ thuận lợi, anh Đào Văn Nam ở thôn Đào Xá, xã Nghĩa Dân (Kim Động) đã đầu tư phát triển mô hình, mỗi năm mang lại doanh thu khoảng 2 tỷ đồng.

Chắt chiu hương đất, dâng đời vị ngọt

Huyện Đại Từ có điều kiện đất đai, khí hậu... phù hợp cho sự phát triển cây chè. Với diện tích trồng lớn nhất tỉnh (hơn 6.500ha), huyện xác định chè là cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đến nay, Đại Từ có trên 1.500ha chè được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm; trên 1.600ha sản xuất chè đông; diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 1.836ha, chứng nhận hữu cơ 15ha; 18 vùng nguyên liệu chè được cấp mã số vùng trồng... Nhờ đó, năng suất chè đạt gần 130tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt hơn 80.000 tấn; giá trị chè hằng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng; giá trị trên 1ha đất trồng chè đạt hơn 400 triệu đồng/năm...

Tân Yên (Bắc Giang): Dồn lực cho 'chặng đường nước rút' xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Với mục tiêu trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, thời gian qua, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy người dân là chủ thể, không ngừng nỗ lực, phấn đấu cho 'chặng đường nước rút' quan trọng.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Yên Thế

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930 - 2024), sáng 11/11, đồng chí Nguyễn Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bắc Giang dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Tân Vân, xã An Thượng (Yên Thế).

Mở hướng phát triển kinh tế từ gạo J02 ở Quy Kỳ

Gạo J02 đang được thị trường ưa chuộng bởi vị đậm, thơm nhẹ, cơm dẻo phù hợp với nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở xã Quy Kỳ (Định Hóa), sản phẩm gạo J02 vẫn đang được bán theo cách thông thường, chưa có thương hiệu cụ thể nên giá trị chưa cao. Nhằm nâng cao giá trị gạo J02 từ đó nâng cao đời sống hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ bà con miền núi Định Hóa tạo vùng trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP ngay chính trên cánh đồng đã từng trồng J02.

Giữ vững vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã làm tốt vai trò hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến nông dân, khẳng định vai trò bảo đảm song song giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập huyện Yên Thủy

Tối 10/11, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (11/11/1964-11/11/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Tới dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Hợp tác xã Rau an toàn Tân Đông: Mang nông sản sạch đến người tiêu dùng

Từ tổ hợp tác sản xuất rau an toàn (RAT) ban đầu, Hợp tác xã (HTX) RAT Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã mạnh dạn nâng lên thành HTX. Với những nỗ lực không ngừng, đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX đã phát triển ổn định, bền vững.

Phú Lương: Năng suất lúa nếp Vải tăng 0,5 tạ/ha

Vụ mùa năm nay, năng suất lúa nếp Vải của huyện Phú Lương đạt 50 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với vụ mùa năm 2023.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Sơn Động

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), chiều 8/11, đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Tân Hiệp, xã Đại Sơn (Sơn Động). Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Sơn Động.

Hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất an toàn

Từ năm 2020 đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các cơ sở với tổng số 3.366ha chè, 975ha cây ăn quả, 25ha rau, 74 trang trại chăn nuôi lợn và 84 trang trại chăn nuôi gà, nhờ đó góp phần nâng cao diện tích cây trồng và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn trên địa bàn tỉnh.

Vùng nhãn công nghệ cao ở Yên Châu

Ngày 25/10/2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định công nhận vùng sản xuất nhãn ứng dụng công nghệ cao cho HTX Phương Nam, tại xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Đây là HTX đầu tiên được công nhận và là đơn vị đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của huyện Yên Châu.

Tổng kết mô hình xây dựng vùng nuôi tôm càng xanh chất lượng cao

Ngày 8/11, Chi Cục Thủy sản tổ chức tổng kết mô hình xây dựng vùng nuôi tôm càng xanh chất lượng cao tại xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện huyện Cẩm Khê...

Xuất khẩu rau quả đón kỷ lục mới

Ngành rau quả của Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Xuất khẩu rau quả là một trong những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 với kim ngạch gần 6,4 tỷ USD. Với kết quả này, xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới.

Sản xuất chè VietGAP ở Bình Thành: Hiệu quả bước đầu khả quan

Từ đầu năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với huyện Định Hóa và xã Bình Thành triển khai Dự án hỗ trợ phát triển chè theo quy trình VietGAP. Qua hơn 1 năm triển khai, Dự án đã bước đầu phát huy hiệu quả, giúp các hộ nghèo, cận nghèo trong xã có điều kiện phát triển kinh tế, hình thành mô hình sản xuất chè bảo đảm an toàn thực phẩm.

Hợp tác xã nông nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đối với tổ hợp tác (THT), toàn tỉnh có 102 THT nông nghiệp, trong đó có 48 THT trồng trọt, 16 THT chăn nuôi, 15 THT nước sạch, 3 THT thủy sản và 20 THT tổng hợp. Doanh thu bình quân năm của THT khoảng 500 triệu đồng/THT; lãi bình quân hằng năm khoảng 100 triệu đồng/THT.

Phát huy vai trò của tuổi trẻ, góp sức xây dựng Thạch Hà phát triển

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) mong muốn đoàn viên thanh niên phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.