Sự tích lũy đi ngang của thị trường chứng khoán trong nước từ đầu năm tới nay kỳ vọng sẽ được bù đắp bằng nhịp tăng trong thời gian tới.
Thị trường sụt giảm khá mạnh trong phiên sáng nay dưới áp lực giảm giá của nhóm cổ phiếu blue-chips, nhất là cổ phiếu ngân hàng. VN30-Index bốc hơi 0,95% trong khi VN-Index giảm 0,6%. Chỉ số đại diện nhóm VN30 cũng đã thủng đáy ngắn hạn trong khi VN-Index về sát mức đáy tháng 9 vừa qua...
Dòng tiền suy yếu đáng kể trong phiên chiều trong khi lượng hàng bắt đáy có lãi khá tốt nhờ phiên tăng bất ngờ hôm qua bắt đầu được xả ra. Thanh khoản chiều nay sụt giảm tới 18% so với buổi sáng với sắc đỏ lan rộng hơn. Tuy vậy biên độ điều chỉnh nhìn chung là hẹp, cho thấy sức ép từ bên bán cũng không quá mạnh...
Loạt cổ phiếu lớn cắm đầu giảm mạnh hơn trong phiên chiều nay nhanh chóng kéo tụt VN-Index xuống và rất nhiều mã khác giảm theo. Những cổ phiếu tạo sức ép mất điểm nhiều nhất hôm nay toàn blue-chips, trong khi nhóm vừa và nhỏ lại có sức đề kháng khá tốt, dù cũng không nhiều mã tăng rõ rệt...
Thị trường chứng khoán hôm nay (16/10) diễn biến giằng co dao động trong biên độ hẹp. VN-Index một lần nữa thất bại trước ngưỡng kháng cự 1.280 điểm. Mặc dù chỉ số chỉ giảm nhẹ, song thanh khoản hôm nay lại giảm rất mạnh cho thấy tâm lý thận trọng bao trùm, khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng.
Kiểu diễn biến 'sáng xanh chiều đỏ' vẫn lặp lại trong phiên hôm nay nhưng mức độ thiệt hại đã giảm bớt. Thị trường có nhịp lao dốc khá nhanh gần cuối phiên chiều, đẩy VN-Index giảm sâu nhất -3,7 điểm trước khi phục hồi về sát tham chiếu còn giảm 1,6 điểm (-0,12%). VNSmallcap là chỉ số duy nhất còn xanh đồng thời là nhóm duy nhất duy trì thanh khoản so với hôm qua...
Căn cứ theo Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HoSE-Index, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) công bố loại bỏ cổ phiếu PSH của Bộ chỉ số HOSE-Index.
Vừa qua, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố quy tắc xây dựng chỉ số VN Diamond phiên bản 3.0, thay thế cho phiên bản 2.1 trước đó. Theo dự báo từ Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, trong kỳ rà soát quý IV/2024, thành phần của rổ chỉ số VN Diamond dự kiến sẽ không có sự thay đổi.
Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán hôm qua, VN-Index đứng yên tại ngưỡng tham chiếu tại 1230,36 điểm.
Thị trường hôm qua dần khởi sắc trở lại từ cuối phiên sau phần lớn thời gian giằng co bên dưới tham chiếu. Giữ vững vùng 1.230,42 điểm, chỉ số VN-Index đã hồi phục 7,4 điểm so với mốc thấp nhất.
Nếu không tính tới khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ do các dấu hiệu cảnh báo suy thoái mới chớm gia tăng, ACBS cho rằng, kịch bản phù hợp của VN-Index 6 tháng cuối năm là dao động trong biên độ 1.150 - 1.300 điểm.
Biến động thái quá do yếu tố tâm lý sẽ tạo cơ hội tốt cho các nhóm cổ phiếu có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt ổn định, cũng như các nhóm cổ phiếu có bảng cân đối mạnh.
Thị trường đang bị ám ảnh bởi con số 1.200 điểm, nhưng nếu nhìn qua các đợt điều chỉnh dễ thấy rằng, VN-Index đang có những đáy tăng dần, đáy sau cao hơn đáy trước và không hề trong downtrend.
Lực cầu mua đột ngột suy yếu đáng kể trong phiên sáng nay, khiến áp lực bán dù không mạnh nhưng cũng ép giá cổ phiếu giảm cả loạt. Tới gần 57% số cổ phiếu trong VN-Index giảm quá 1% dù chỉ số chỉ mất 0,45% (-5,6 điểm)...
Thêm một phiên giao dịch tích cực, VN-Index tăng cả về điểm số và thanh khoản trong ngày cuối tháng 7, nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Thị trường hôm nay biến động mạnh theo chiều tiêu cực với biên độ dao động lên đến 34 điểm. Chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.268,66 điểm, giảm 12,52 điểm với 369 mã giảm áp đảo; trong đó có 29 mã giảm sàn.
Rủi ro vẫn hiện diện có thể khiến thị trường chứng khoán biến động. Tuy nhiên, nhìn chung, dòng tiền vẫn đang tìm tới kênh cổ phiếu dù khối ngoại bán mạnh, trong khi các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn.
VNIndex hạ nhiệt trở lại từ vùng 1.288 trong phiên giao dịch hôm qua, chỉ số có thể tiếp tục rung lắc trong phạm vi hẹp 1.275 - 1.285 điểm.
Các blue-chips thiếu ổn định khiến VN-Index trồi sụt xanh đỏ cả buổi chiều và chốt phiên tăng chưa tới 1 điểm trong bối cảnh khối ngoại có phiên rút ròng kỷ lục kể từ đầu năm 2023. Tuy vậy nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ lại rất tốt, thậm chí 14 cổ phiếu kịch trần. Chỉ số VNSmallcap sàn HoSE đóng cửa tăng nổi bật 0,86%...
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã chính thức lên tiếng về sự cố gián đoạn kết nối giao dịch sáng nay (5/7), xác nhận nguyên nhân là do mất điện tại Trung tâm Dữ liệu Dự phòng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bật lên mạnh mẽ trong phiên chiều, dẫn dắt bởi BID và TCB, tạo sức lan tỏa rất tích cực. Độ rộng sàn HoSE nghiêng hẳn về phía tăng, đẩy VN-Index vượt mức trung bình 20 ngày, xác lập phiên tăng thứ 3 liên tiếp…
Cùng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, khối tài sản của đại gia 63 tuổi người Hải Dương này cũng ghi nhận giảm hơn 900 tỷ đồng.
Dù dòng tiền không cải thiện nhiều, VN-Index vẫn nỗ lực hồi phục, tìm lại đà tăng ở những phút cuối phiên 26/6.
Sau khoảng 1 giờ đầu tiên bình lặng, thị trường sáng nay đột ngột chìm vào đợt bán tháo dữ dội. Thanh khoản tăng vọt lên mức kỷ lục 12 tuần và giá cổ phiếu giảm la liệt rất sâu. Không những vậy, nhà đầu tư nước ngoài sau đợt tái cơ cấu ETF vẫn tiếp tục bán ra cực lớn với trên 750 tỷ đồng 3 sàn...
Phiên giao dịch ngày 21/6 chứng kiến sự giằng co của VN-Index quanh mốc 1.282 điểm. Thị trường phân hóa mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm trong khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ phục hồi.
Cầu giá thấp trong phiên 18/6 giúp thị trường hồi phục với sắc xanh trọn vẹn, giúp VN-Index tiệm cận ngưỡng 1.280 điểm dù có phần hạ nhiệt về cuối phiên.
Gió bỗng nhiên đảo chiều trong phiên hôm nay, thậm chí chuyển thành lốc xoáy bất ngờ khi một lượng cổ phiếu rất lớn được tung ra bán. Giá cổ phiếu lẫn chỉ số gần như rơi thẳng đứng và hàng trăm mã phải đóng cửa ở đáy thấp nhất ngày cùng mức giảm chóng mặt. VN-Index chốt phiên thậm chí còn rơi xuống dưới đỉnh cao tháng 3 vừa rồi...
Thị trường tiếp tục trồi sụt quanh ngưỡng 1.300 điểm, sáng nay VN-Index lại có tới 2 lần lùi xuống sát mức này. Thanh khoản vẫn duy trì khá cao trong bối cảnh độ rộng nghiêng hẳn về phía giảm, thể hiện áp lực chốt lời vẫn thường trực. Tuy nhiên biên độ dao động hẹp là một tín hiệu tích cực...
Chuyên gia đánh giá thị trường cần bổ sung một số yếu tố như thanh khoản, nhóm ngành dẫn dắt để xác định tính bền vững của đà tăng. Sau đó, chỉ số có thể hướng lên mốc cao hơn.
TTCK Việt Nam ghi nhận sự phân hóa dòng tiền giữa các nhóm nhà đầu tư và các ngành trong tháng 5. Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình thấp ở các ngành CNTT, Bán lẻ, Thép, Năng lượng, Tài chính ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Thị trường đột ngột xuất hiện áp lực bán hạ giá tăng vọt trong phiên sáng nay, ngay cả nhóm cổ phiếu đầu cơ mạnh hôm qua cũng đảo chiều cả loạt. Mặc dù thanh khoản khớp lệnh HoSE chỉ tăng nhẹ chưa tới 3% so với sáng hôm qua nhưng số mã giảm giá lại nhiều gấp đôi số tăng, cho thấy lực cầu đang suy yếu...
Một đợt xả khá mạnh ở nhóm cổ phiếu blue-chips chiều nay có lúc ép VN-Index thủng tham chiếu trước khi hồi nhẹ ít phút cuối. Các mã lớn vẫn đang là lực cản kiềm chế chỉ số, nhưng dòng tiền đã 'đánh' mạnh ở nhóm cổ phiếu nhỏ, đẩy giá tăng trần cả loạt. Thanh khoản rổ smallcap sàn HoSE tăng tới 34%, lên cao kỷ lục trong vòng 4 tháng...
Mức cao nhất VN-Index chạm tới sáng nay là 1.297,39 điểm, tăng gần 10 điểm so với tham chiếu và chớm vượt đỉnh tháng 3/2024. Tuy nhiên đà tăng rất không có quán tính, toàn bộ mức tăng này có được ở vài phút đầu tiên sau khi mở cửa. Kết buổi sáng, mức tăng chỉ còn 5,37 điểm tương đương 0,42%. Chỉ số Smallcap bất ngờ tăng 1,19% với thanh khoản bùng nổ...
Sau tuần giao dịch với nhiều gam màu sáng, các chuyên gia nhận định, trong tuần tới, các nhà ngắn hạn hay cả trung và dài hạn đều nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, hạn chế mua đuổi vào thời điểm này.
Trái ngược với những rung lắc mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, khối tài sản của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài vẫn ghi nhận tăng thêm hơn 430 tỷ đồng.
Tiếp nối đà tăng tuần trước, VN-Index tăng 4 điểm phiên đầu tuần, tiến gần hơn đến ngưỡng 1.280 điểm, một phần nhờ sự tỏa sáng của nhóm ngành Bảo hiểm.
VNSmallcap là chỉ số nhóm vốn hóa duy nhất trên HoSE đóng cửa ở mức cao nhất phiên trong ngày hôm nay. Sức ép ở nhiều cổ phiếu đã đẩy tất cả các chỉ số còn lại xuống mức thấp nhất cuối phiên. Mặc dù thị trường vẫn tăng điểm, độ rộng vẫn tích cực, nhưng khả năng kiềm chế giá của bên bán lộ rõ...
Thế trận giằng co vẫn diễn ra trong nhóm cổ phiếu blue-chips giúp các chỉ số chiều nay tuy biến động mạnh hơn buổi sáng nhưng không gây thiệt hại rõ rệt về cuối. Ngược lại nhóm cổ phiếu nhỏ nhận được sự chú ý vượt trội, đồng loạt tăng tích cực. Thanh khoản rổ Smallcap sàn HoSE tăng vọt hơn 34%, lên mức cao nhất 15 phiên...
Sáng nay thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhưng giá trị giao dịch cầm chừng; khối ngoại mua ròng trong khi tự doanh bán rất mạnh ở các cổ phiếu FPR, MWG, STB...
Đến phút cuối của đợt khớp lệnh liên tục VN-Index vẫn còn đỏ 0,05 điểm. May mắn đợt ATC một số mã như CTG, MWG tăng tốt hơn vừa đủ đưa chỉ số này qua tham chiếu 0,88 điểm. Thanh khoản phiên chiều đã có cải thiện, nhơng giao dịch chủ yếu tăng tốt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ...
Cùng với đà tăng mạnh của cổ phiếu nắm giữ, khối tài sản của cử nhân 40 tuổi người Hà Nam này cũng ghi nhận vượt mốc 5.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hôm nay (1/3) duy trì diễn biến giằng co. Mặc dù độ rộng của thị trường khá tốt nhưng một số mã trụ vốn hóa lớn chưa ủng hộ khiến chỉ số VN-Index không đủ lực bật tăng mạnh. Thanh khoản giảm so với phiên trước, nhưng cơ bản vẫn ở mức tích cực.
Vượt qua diễn biến giằng co, VN-Index nối dài mạch tăng sang phiên thứ 7 liên tiếp, thành công vượt qua ngưỡng 1.230 điểm trong phiên giao dịch 20/2.
Sau phiên giảm hơn 15 điểm hôm qua, thị trường dần hồi phục với sắc xanh lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành, VN-Index tìm về vùng 1.170 điểm.
Sự trở lại của nhóm ngành Ngân hàng đã dẫn dắt thị trường phiên 26/1 tăng điểm trọn vẹn sau 3 phiên giảm điểm lần trước, tìm về ngưỡng 1.175 điểm.
Thanh khoản thấp, lực mua còn hạn chế và thiếu nhóm ngành dẫn dắt khiến phiên giao dịch 25/1 trở nên trầm lắng, VN-Index chỉ giằng co quanh mốc tham chiếu.
Mất đi sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là Ngân hàng, VN-Index bị điều chỉnh tại mốc 1.180 điểm, 'bay hơi' hơn 4 điểm trong phiên giao dịch 24/1.
VN-Index tuần qua gần như đi ngang, diễn biến này không quá bất ngờ, bởi sau 2 tuần tăng liên tiếp trước đó (tăng 4,6%) thì thị trường có quãng nghỉ là điều cần thiết.
Hai chỉ báo RSI và MACD đang hình thành đỉnh đầu tiên cho thấy VN-Index đang bước vào nhịp điều chỉnh, nhưng xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ là xu hướng tăng điểm trung hạn.
Chỉ số VN-Index được dự báo sẽ duy trì đà giảm nhẹ trong tuần giao dịch từ ngày 15/1 - 19/1/2024 với biên độ 1.145 - 1.160 điểm.
Dự báo các cổ phiếu TCB, VPB và PNJ có thể là những cổ phiếu bị các quỹ ETF bán ra nhiều nhất với khối lượng lần lượt là 8,57 triệu cổ phiếu (~272,7 tỷ đồng), 11,56 triệu cổ phiếu (~222 tỷ đồng) và 1,4 triệu cổ phiếu (~121,3 tỷ đồng).
Vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 sẽ được củng cố dựa trên các yếu tố hỗ trợ được duy trì như lãi suất thấp cùng với các chính sách tập trung vào tăng trưởng của Chính phủ.
Tại khung đồ thị ngày, hai chỉ báo MACD và RSI đã vượt đỉnh cũ và chưa hình thành đỉnh mới cho thấy xác suất cao VN-Index sẽ vẫn hướng lên vùng đỉnh cũ quanh 1.150-1.160 điểm.