Theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg, ngày 30/12/2023 của Thủ tướng, tỉnh Phú Yên được quy hoạch phát triển 11 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích dự kiến khoảng hơn 10.000 ha.
Từ chàng trai 'nhà quê' ở xã Song Vân (Tân Yên), bằng nỗ lực không ngừng, anh trở thành Tiến sĩ khoa học, Nghiên cứu viên cao cấp, giao tiếp thành thạo hai ngoại ngữ (Anh, Đức); chủ trì hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, nhà nước và tỉnh. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại (SN 1975), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân được xem là 'bà đỡ' giúp nhiều hội viên nông dân tại Nam Định có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và từng bước mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Các HTX hiện nay hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc chuyển đổi số cần phù hợp với lĩnh vực này thay vì áp đặt những mô hình chuyển đổi số ở những lĩnh vực khác vào ngành nông nghiệp khiến HTX dở dang trên con đường ứng dụng công nghệ.
Gà Hắc Phong có xương và thịt màu đen, da giòn, rất thơm ngon… là loại gà quý hiếm ở Việt Nam.
Thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi từ đó đem lại hiệu quả cao trong công việc…
Những năm gần đây, ngành chức năng đã triển khai một số dự án cấp Bộ thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số… Trong đó nổi bật có dự án Xây dựng mô hình nhân giống và nuôi thương phẩm dê lai hướng thịt tại Bình Thuận do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh chủ trì triển khai.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, để xử lý vấn đề môi trường và phát triển tuần hoàn trong chăn nuôi, Hà Nội cần phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, đây là giải pháp đặt lên hàng đầu. Hiện tại Hà Nội đã có định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Việc chuyển đổi từ kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có sự thay đổi cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của các bên liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tại Hội thảo 'Quản lý chất thải nhựa ngành nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp' ngày 31.5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng phải thúc đẩy các hành động giảm thiểu chất thải nhựa ngành nông nghiệp một cách có hệ thống để tạo chuyển biến mạnh mẽ, giảm áp lực cho môi trường.
Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của ngành nông nghiệp mỗi năm đều tạo ra áp lực lớn với môi trường từ bao bì nhựa, ni lông và các chất thải rắn, cần có các hành động chuyển biến mạnh mẽ.
Mỗi năm tỉnh Nghệ An phân bổ hàng nghìn tỷ đồng (cả nguồn vốn Trung ương và địa phương) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, một số chương trình, dự án thất bại ngay từ bước triển khai, người dân gọi đó là 'chưa đi câu đã gãy cần'.
Là công nhân chăn nuôi, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) anh Nguyễn Văn Ngọc (sinh năm 1990) được đồng nghiệp đánh giá là người có tính kỷ luật cao, chăm chỉ học hỏi, sáng tạo, đổi mới trong quá trình nghiên cứu, lao động sản xuất, đáp ứng tốt công việc được giao...
Cách đây 5, 6 năm, câu chuyện chị Hà Thị Thuật (trong ảnh), tổ dân phố Vĩnh Thiện, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) mua hàng nghìn chiếc kính về đeo cho các chú gà trống đã trở thành chuyện lạ khiến bao người tò mò. Nay chị lại gây bất ngờ khi đầu tư thêm 1 trang trại gà trống thiến nằm khuất sâu tại thôn Tân Lập, xã Trung Hòa. Chị vui vẻ gọi đó là 'gà thái giám', nuôi gà này cần có một khu biệt lập riêng, ví như 'cung tẩm' rộng rãi, tránh xa ồn ào, dịch bệnh nữa.
Tại hội thảo tổng kết Dự án các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam' (SafePORK), ngày 28/3, đại diện dự án cho biết các gói can thiệp đã giúp cải thiện hiệu quả vệ sinh nơi bán và các lò mò lợn.
Ngày 28/3, tại Hà Nội đã tổng kết Dự án 'Các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam' (SafePORK).
Năm 2022, ngành chăn nuôi gặp không ít khó khăn: Giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng, diễn biến thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến năng suất các đàn gia cầm. Do đó, việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và cung ứng nguồn con giống chất lượng cao cho sản xuất là một trong những biện pháp góp phần bảo đảm chăn nuôi phát triển ổn định.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi ở xã Bình Sơn, thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) là đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu khoa học chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có nhiều sản phẩm khoa học ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, góp phần phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, cần có cơ chế phát huy năng lực các nhà khoa học và tiềm năng của Trung tâm này.
BIDV đưa ra mức giá khởi điểm dự kiến bằng tổng dư nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn và phí tại thời điểm ký hợp đồng bán đấu giá, tương ứng 1.113 tỷ đồng.
Những năm qua, Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, góp phần tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm vật nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bước sang tuổi thứ 9, Chương trình Khởi nghiệp của VTC16 sẽ tiếp tục lan tỏa ngọn lửa đam mê với nhà nông, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững.