Nhắc đến cụm từ 'Nicotex Thanh Thái', không ai có thể quên được công ty này đã chôn hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật dưới lòng đất...
Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thiện bản đồ nông hóa giai đoạn 1 cho 9 huyện với tổng diện tích được xác lập 102.814 ha đất nông nghiệp. Với hơn 8 tháng tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích chất đất, thổ nhưỡng của các chuyên gia đến từ các cơ quan Trung ương là Viện Môi trường nông nghiệp và Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hồ sơ về kết quả phân tích từng cánh đồng đã xác lập, đưa lên mạng Internet có tên miền riêng để các địa phương và người dân có thể tra cứu. Nhiều diện tích còn thiếu những chất dinh dưỡng vi lượng cụ thể cũng được thông báo để nông dân và chính quyền địa phương có kế hoạch dùng phân bón bổ sung một cách khoa học nhất.
Nghị định 45/2022 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được áp dụng từ ngày 25/8/2022 đã quy định cụ thể và bổ sung thêm Hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính bị phạt từ 2,5-3 triệu đồng.
Trước diễn biến phức tạp khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Ngành Nông nghiệp đang tập trung vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp
Chiều 19-5, Viện Môi trường nông nghiệp và Viện Thổ nhưỡng nông hóa Việt Nam cùng UBND huyện Như Xuân đã phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xác định thích nghi một số cây trồng chủ lực phục vụ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên địa bàn huyện Như Xuân.
Thực tế diễn biến thời tiết phức tạp gây ảnh hưởng đến chu kỳ ra hoa, đậu trái của điều, tiêu. Với nền nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như hiện nay, Việt Nam cần kịp thời có những giải pháp hỗ trợ kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.
Tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán đang hiện hữu ngày càng rõ rệt hơn, gây thiệt hại cho nền nông nghiệp toàn cầu. Với đất nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Việt Nam không tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực.
Tình trạng đốt rơm rạ tự phát sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Ngăn chặn và kiểm soát tình trạng này, cần hơn nữa những giải pháp thay thế hiệu quả, bền vững.
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân và thực hiện các biện pháp thay thế đốt như trồng nấm rơm, cấy vùi rơm rạ, làm thức ăn chăn nuôi... do đó tỷ lệ đốt rơm rạ sau thu hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2020 giảm rõ rệt so với các năm trước. Theo đó, tỷ lệ đốt rơm rạ vào vụ xuân chỉ còn trên 20% và vụ mùa là 2,2%.
Sáng 27/1, Sở TN&MT Hà Nội phối hợp Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng tổ chức Hội thảo 'Quản lý rơm rạ trên địa bàn TP Hà Nội - Hiện trạng, thách thức và cơ hội'.
Những năm gần đây, sản xuất vụ xuân luôn gặp khó khăn do thiếu nước, dịch bệnh... Vụ xuân 2020 tiếp tục được dự báo là thời tiết ấm hơn và thiếu nước, sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng bền vững, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu…
Biến đổi khí hậu (BÐKH) và thiên tai cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Các giải pháp canh tác bền vững thích ứng biến đổi khí hậu đang là trọng điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) quan tâm giải quyết bằng các giải pháp và hành động mạnh mẽ.