Từ một nước phải nhập khẩu, Việt Nam lọt top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thu về vài tỷ USD mỗi năm. Giống lúa của nước ta nổi trội nên nông dân Thái Lan và Campuchia đua nhau trồng.
Những 'trận địa' lớn như thị trường Hoa Kỳ, EU có thể không giúp doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng lớn, song lại có giá trị trong xây dựng thương hiệu gạo.
Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023. Giá trị THQG năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng hai con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong Top 121 THQG mạnh trên thế giới được xếp hạng.
Giá xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường đã tiệm cận mức 1.000 USD/tấn, là mức giá rất cao, song gạo Việt Nam vẫn chưa được biết đến với một thương hiệu mạnh.
Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Khi ST25 nhiều lần đạt thứ hạng cao ở giải gạo ngon nhất thế giới, câu chuyện về xây dựng thương hiệu gạo quốc gia nóng trở lại sau năm năm nhãn hiệu chứng nhận 'Vietnam Rice' gần như trôi vào quên lãng. ST25 được đề xuất lựa chọn thí điểm, nhưng có nên là duy nhất bởi nhiều loại gạo lâu đời khác cũng hoàn toàn xứng đáng? Rộng hơn, thương hiệu Việt Nam có phải chỉ gắn liền với lúa gạo hay ngành nông nghiệp nói chung?
Theo ông Lê Thanh Hòa- Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), một trong những khó khăn khi công bố nhãn hiệu Gạo Việt Nam là vướng mắc về thủ tục hành chính.
Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Tuy vậy, nhiều người dùng thế giới vẫn ít biết tới thương hiệu gạo Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đơn vị sở hữu đã thống nhất chọn gạo ST25 thí điểm xây dựng thành nhãn hiệu quốc gia (Vietnam Rice). Tuy nhiên, dư luận cũng cho rằng nên nhìn nhận lại việc sử dụng nhãn hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice thời gian qua có đạt hiệu quả như mong đợi hay không?
Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam đang trở nên cấp bách hơn bởi chỉ khi có thương hiệu gạo Việt mới có giá trị và gia tăng nguồn thu cho đất nước.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, con đường lúa gạo không chỉ dừng ở hạt gạo. Tích hợp đa giá trị, chúng ta bán cả gói sản phẩm từ gạo, đó là đích đến của gạo Việt Nam.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Thời gian qua, lúa gạo tiếp tục tạo ra kỳ tích mới. Gạo Việt ngày càng vươn xa, khẳng định vai trò, vị thế của mình trên bản đồ xuất khẩu gạo thế giới, nhưng chinh phục thị trường đã khó, giữ vững thị trường và 'ngôi vương' càng khó hơn. Vì vậy, cần có cái nhìn dài hơi và định hướng lại sản xuất, chế biến nhằm gia tăng giá trị, giúp ngành hàng lúa gạo đi được đường dài.
3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những 'bàn đạp' hữu ích này.
Với các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu trong nước đã khó, xây dựng thương hiệu ở thị trường nước ngoài còn khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ với phóng viên về hành trình đưa thương hiệu Cơm Vietnam Rice sang thị trường EU.
Gạo Việt Nam đang ngày càng vươn xa, khẳng định vai trò vị thế trên thị trường xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế.
Bộ NN&PTNT đã có những tính toán, điều hành sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như sẵn sàng chào đón mọi nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới.
Nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tuy đứng nhất, nhì thế giới, nhưng người tiêu dùng tại những thị trường lớn lại không biết đến thương hiệu Việt. Làm sao để xây dựng, giữ được thương hiệu Việt đang là bài toán khiến các nhà quản lý và doanh nghiệp đau đầu.
Gạo Việt Nam sẽ mãi lép vế trên thị trường quốc tế nếu không được chú trọng xây dựng thương hiệu chiến lược, bài bản, đặc biệt là xây dựng thương hiệu mạnh mang tầm cỡ quốc gia.
Lần đầu tiên sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu 'Cơm Vietnam Rice' được giới thiệu tới người tiêu dùng Pháp và xuất hiện tại hệ thống siêu thị bán lẻ E.Leclerc hàng đầu của Pháp.
Lần đầu tiên sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu 'Cơm Vietnam Rice' được giới thiệu tới người tiêu dùng Pháp và xuất hiện tại hệ thống siêu thị bán lẻ E.Leclerc hàng đầu của Pháp.
Nhờ kiên trì theo đuổi việc xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo chất lượng cao, các DN Việt Nam đã xuất khẩu thành công một số sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng vào những thị trường khó tính hàng đầu thế giới.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thông tin đã hoàn tất việc xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng của tập đoàn - 'Cơm ViệtNam Rice' sang thị trường châu Âu trong tháng 6/2022.
Đợt hàng gần 500 tấn gạo thương hiệu 'Cơm ViệtNam Rice' được giao trong tháng 6, vận chuyển bằng đường biển và sẽ tới Đức, Hà Lan và Pháp trong tháng 7.
Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V được tổ chức từ ngày 7 - 10/1/2022, tại Vĩnh Long, nhằm quảng bá nông sản Việt Nam ra thế giới, đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice theo trình tự thủ tục rút gọn.
Hiện nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice đã được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia, bao gồm cả nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận. Bộ NN&PTNT đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này.
Ngày 19/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Tờ trình số 6726/TTr-BNN-CBTTNS kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cấp nhãn hiệu chứng nhận gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo.
Ngày 19/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo và kiến nghị đối với quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.
Cộng đồng doanh nghiệp đã phản ứng rất mạnh trước việc nhập gạo giá rẻ từ Ấn Độ của một số doanh nghiệp trong nước để tái xuất. Một số doanh nghiệp cho rằng, đây là cách kinh doanh theo kiểu 'ăn xổi ở thì', hám lợi trước mắt có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu hạt gạo Việt Nam được tạo lập gần đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần khẩn trương cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo; đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyển phổ biến về việc sử dụng nhãn hiệu này.