Chỉ sau một đêm, anh Đôi không thể tin vào mắt mình khi vườn quất cảnh của gia đình ngập trong nước, bao mồ hôi công sức của cả gia đình bị lũ cuốn đi mất. Anh ước tính tổng thiệt hại lên đến hơn 2 tỷ đồng.
Ngập úng diện rộng lâu ngày do nước sông Hồng dâng cao, hàng trăm hecta cây trồng, quất cảnh tại Văn Giang (Hưng Yên) bị hư hại. Tổn thất hàng trăm triệu đồng, các hộ gia đình đang đau đáu nỗi lo làm lại từ đầu.
Là vùng đất nổi danh với câu ca 'Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến', trải qua thăng trầm của thời gian, mảnh đất và con người Hưng Yên ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn mái đình, nếp nhà xưa cổ kính, bảo tồn được những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc thuần Việt.
Ngày 16/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, động viên một số hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt tại xã Xuân Quan (Văn Giang). Cùng đi có đồng chí Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang và đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Sau bão số 3, mưa lớn, cộng với lũ từ thượng nguồn chảy về, khiến nhiều diện tích trồng hoa và cây cảnh tại các xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị nhấn chìm trong biển nước.
Lũ lụt do siêu bão Yagi đã biến những tiểu thương , nghệ nhân làng gốm tại xã Bát Tràng (Hà Nội) và xã Xuân Quan (Hưng Yên) trở thành những tay thợ chế thuyền và chèo thuyền bất đắc dĩ.
Ngày 13/9, ông Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang và ông Đào Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hưng Yên đã trao hàng hóa thiết yếu hỗ trợ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hưng Yên cho nhân dân huyện Văn Giang khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra.
Được tin một số tỉnh miền bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, trong những ngày qua, lãnh đạo các nước và một số tổ chức quốc tế đã gửi điện thăm hỏi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Ngày 13/9, đồng chí Trần Thị Tuyết Hương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra, động viên lực lượng làm công tác khắc phục thiệt hại sau bão, lụt tại xã Vũ Xá (Kim Động); các xã: Phụng Công, Xuân Quan (Văn Giang).
Trong buổi sáng, người dân ước lượng nước rút khoảng 50cm. Nước lũ rút, trời hết mưa, hửng nắng, nông dân các vườn vẫn khẩn trương cứu hộ loạt cây đang từng giờ ngâm mình trong nước.
Tối 11/9, lũ lớn đổ về, nước sông tràn qua đê khu vực các xã Xuân Quan, Phụng Công, Văn Đức, huyện Văn Giang. Đến sáng 12/9, vùng trồng hoa, cây cảnh lớn nhất tỉnh Hưng Yên vẫn chìm trong biển nước. Những người nông dân sinh sống bằng nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ tết ở Hưng Yên đứng trước một vụ mùa thất bát.
Ngày 13/9, đồng chí Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang đã trao hàng hỗ trợ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân huyện Văn Giang bị thiệt hại do mưa, lũ. Cùng đi có đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Nước lũ trên sông Hồng về quá nhanh trong đêm 11/9, khiến cho cánh đồng ngoài bãi của người dân Văn Giang vốn được mệnh danh là 'cánh đồng nghìn tỷ' bị chìm sâu trong lũ, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Theo báo cáo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, lúc 12 giờ ngày 12/9, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hưng Yên ở mức 7,45m, tuy đã giảm 5cm so với lúc 4 giờ cùng ngày nhưng vẫn trên báo động III là 45cm; mực nước sông Luộc tại trạm thủy văn La Tiến ở mức 4,7m, giảm 40cm so với 15 giờ ngày 11/9, bằng mức báo động II. Tuy nhiên, đến 16 giờ ngày 12/9, nước trên sông Luộc qua phận bàn tỉnh lại có chiều hướng dâng trở lại. Trong ngày 12/9, mưa đã ngớt nhưng do mưa lớn xảy ra trong ngày 11/9 đã gây ngập úng hầu hết các diện tích nông nghiệp trong tỉnh.
Người dân ước tính thiệt hại có thể lên đến hàng trăm triệu, thậm trí hàng tỷ đồng nếu nước rút chậm, nhiều loại cây và hoa ngâm trong nước nhiều ngày sẽ hỏng rễ, phải vứt bỏ.
Lũ lớn đổ về trong tối 11/9 khiến khu vực ngoài đê tả sông Hồng địa phận Hưng Yên và huyện Gia Lâm, Hà Nội chìm trong nước, nhiều nơi nước ngập mái nhà.
Sáng 12/9, vùng trồng hoa, cây cảnh lớn nhất tỉnh Hưng Yên tại huyện Văn Giang vẫn chìm trong biển nước khi trước đó nước sông đã tràn qua đê khu vực các xã Xuân Quan, Phụng Công, Văn Đức.
Nước tràn qua đê khu vực xã Xuân Quan, Phụng Công, Văn Đức (Văn Giang, Hưng Yên) đã nhấn chìm toàn bộ diện tích trồng hoa, cây cảnh của người dân.
Nước tràn qua đê khu vực xã Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) và Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) đã nhấn chìm toàn bộ diện tích trồng hoa, cây cảnh của người dân.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ, từ sáng ngày 9 đến ngày 11/9, nhất là trong ngày 11/9, khu vực tỉnh Hưng Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được trung bình trong 3 ngày qua trên địa bàn tỉnh là 214mm. Trong khi đó, nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về nên nước trên các tuyến sông Hồng, sông Luộc lên cao. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh, đến 15 giờ ngày 11/9, nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn Hưng Yên là 7,35m (vượt 35cm so với báo động 3); nước sông Luộc tại Trạm thủy văn La Tiến là 5,1m (kém 30cm là tới báo động 3). Hiện nay, mực nước ở sông Hồng, sông Luộc chưa có xu hướng giảm, thậm chí tiếp tục tăng. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân trong tỉnh.
Sáng nay, lũ sông Hồng tại Hà Nội đạt gần 11 m, trên mức báo động số 2 khiến nhiều khu dân cư vùng thấp trũng ngập trong nước. Tại những khu vực xung yếu, nước đã tràn bờ đê sông nội đồng.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và sự điều tiết xả lũ từ một số hồ thủy điện khiến nước sông Hồng dâng cao. Đến 6 giờ 11/9, mực nước sông Hồng qua địa phận huyện Văn Giang đo được là 10,42, cao hơn báo động 3 là 0,4m. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, ngay từ chiều 10/9, huyện Văn Giang đã huy động khoảng 700 người là lực lượng dân quân tự vệ, xung kích ứng cứu và các lực lượng chi viện để đắp bờ ngăn lũ sông Hồng bảo vệ sản xuất; hỗ trợ người dân khu vực vùng bãi di chuyển hoa, cây cảnh, đồ vật có giá trị ra vị trí an toàn.
Mực nước sông Hồng lên cao, nhiều hộ dân sinh sống tại vùng bãi ven sông của tỉnh Hưng Yên hối hả di dời hoa màu, cây trồng ra khỏi vùng ngập đến nơi an toàn.
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, trong những ngày qua, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Hưng Yên đã huy động lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân trên địa bàn xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên di chuyển tài sản, cây cảnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra; Công an huyện Phù Cừ đã huy động cán bộ chiến sĩ, lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn huyện phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng và nhân dân xã Tống Trân, huyện Phù Cừ đắp đập chống tràn tại khu vực cống xả Võng Phan, xã Tống Trân.
Sau khi bão Yagi đi qua, những ruộng chuối, cây cảnh của nông dân đổ rạp, chỉ còn lại cảnh hoang tàn, thiệt hại nặng nề.
Ngày 8/9, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra tại các huyện: Văn Giang, Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào. Cùng đi có các đồng chí: Đại tá Tô Thành Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng đi kiểm tra tại huyện Văn Giang có đồng chí Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang; tại thị xã Mỹ Hào có đồng chí Trần Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Mỹ Hào; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương…
Cách đây hơn 65 năm, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã bổ nhát cuốc đầu tiên tại cống Xuân Quan (Văn Giang), mở đầu việc xây dựng công trình Ðại thủy nông Bắc Hưng Hải - công trình có quy mô lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Với diện tích tự nhiên hơn 20 vạn héc-ta, khu vực Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi bốn con sông: Sông Hồng, sông Ðuống, sông Luộc và sông Thái Bình.
Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Những kỳ tăng lương trước, ngay khi tăng lương, giá hàng hóa đồng loạt tăng theo nhưng ở kỳ tăng lương này, chỉ một số mặt hàng thiết yếu tăng giá nhẹ, thị trường được ghi nhận cơ bản ổn định.
Vận hành nhiều năm, hệ thống PCCC tại chung cư Rừng Cọ (KĐT Ecopark, tỉnh Hưng Yên) đang gặp nhiều sự cố khiến cư dân luôn trong tình trạng hoang mang, lo sợ.
Với vai trò là cầu nối, hỗ trợ cho các hợp tác xã (HTX) hoạt động và phát triển, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên đã thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, qua đó phát triển sản phẩm với nhiều mô hình HTX mới được thành lập, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên.
Nhiều người ngỡ ngàng khi biết được cụ bà Nguyễn Thị Cơ tại Hải Dương năm nay đã 123 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh với mác tóc đen nhánh.
UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Long Biên phối hợp tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng.
Thủ đô Hà Nội không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà khách du lịch quốc tế cũng rất ưa chuộng. Đồng thời, Hà Nội và các địa điểm gần Hà Nội cũng là nơi lý tưởng cho trẻ em đến tham quan và yêu thích.
Hai đập dâng sẽ được xây dựng tại khu vực Xuân Quan (huyện Văn Giang, Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội).
NSND Xuân Quan đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư nhưng ông vẫn giữ được tinh thần lạc quan, muốn tiếp tục được cống hiến cho nghề hát bội.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu và đề nghị UBND TP. Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng góp phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Nhuệ và sông Đáy. Hai đập dâng sẽ được xây dựng tại khu vực Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và tại khu vực cống Long Tửu, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết, mỗi ngày khu vực Hà Nội có khoảng 350.000 - 400.000m3 nước thải sinh hoạt và hơn 1.000m3 rác thải, trong đó chỉ có 10% được xử lý, số còn lại đều đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi.
Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.
Hai đập dâng sẽ được xây dựng tại khu vực Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nghiên cứu và đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp xây dựng hai đập dâng trên sông Hồng ở xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) để phục vụ thủy lợi...
Trước đề xuất xây dựng hai đập dâng lớn trên sông Hồng, GS-TS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nhận định: 'Thay vì hồi sinh dòng sông 'chết', nó càng khiến sự ô nhiễm ở hạ lưu tăng lên, trừ khi trên thượng nguồn luôn luôn có một nguồn nước xả xuống dòng sông và chảy đều'
Sông Tô Lịch dài 14km chảy qua 6 quận, huyện của Hà Nội gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàng Mai và Thanh Trì. Dưới sức ép của quá trình đô thị hóa và sự thiếu ý thức của người dân, sông Tô Lịch và nhiều sông nội đô vẫn được coi là dòng sông 'chết', dù hàng chục năm qua, thành phố Hà Nội đã nhiều lần triển khai các phương án cải tạo sông ô nhiễm.