Cà Mau thành lập Khu bảo tồn biển rộng 27.000ha

Khu bảo tồn gồm vùng biển quanh các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, được thành lập nhằm bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các loài sinh vật biển, loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Cà Mau thành lập khu bảo tồn biển rộng 27.000 ha

Theo quyết định thành lập vừa được Chủ tịch UBND tỉnh ký, loại hình khu bảo tồn là Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh. Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau có phạm vi bao gồm vùng biển xung quanh các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc với tổng diện tích 27.000 ha.

Thanh Hóa quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ việc sâu, sát trong chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của ngư dân, Thanh Hóa quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU trong thời gian tới. Khi tư tưởng người dân đã thông suốt thì tự động họ sẽ chấp hành để bảo vệ quyền và trách nhiệm của mình khi đánh bắt trên biển.

Nghề 'cược với tử thần'

Nếu hỏi ngư dân nghề nào nguy hiểm nhất lúc vươn khơi thì chắc có lẽ 100% đều nói là nghề lặn. Nhiều người ví nghề lặn biển như 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' phần nào đã nói lên sự nguy hiểm của nghề này.

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024): Từ đội tàu hùng hậu hướng đến chế biến sâu

Bình Thuận là một trong những 'vựa cá' lớn của nước ta. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng bền vững là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, ngành Thủy sản Bình Thuận đã trải qua không ít khó khăn, thách thức, từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

40 năm rèn ngư cụ bắt sá sùng trên đảo

Ông Nguyễn Văn Bài, trú tại xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã có tới 40 năm làm nghề rèn ngư cụ bắt sá sùng. Tuy vất vả nhưng ông là một trong số ít những người hiếm còn bám trụ với nghề này.

Ai cứu sò lông non đang bị khai thác kiểu hủy diệt?

Sò lông non đang bị khai thác vô tội vạ, cạn kiệt nhưng không xử lý được do Luật Thủy sản…không quy định.

Cộng đồng cùng chung tay bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản

Huy động nguồn lực từ cộng đồng, vùng biển của một huyện tại tỉnh Bình Thuận đã được quản lý, khai thác hiệu quả. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm xây dựng nghề cá bền vững. Với sự vào cuộc tích cực của người dân, nhiều rạn san hô đã phục hồi, có những loại cá tưởng như biến mất đã trở lại.

'Foodtour' - Hướng đi mới đa dạng hóa trải nghiệm du lịch

Là một trong những ngư trường lớn nhất cả nước, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy hải sản dồi dào, phong phú, đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch ẩm thực (foodtour) tại Cô Tô, giúp đa dạng hóa trải nghiệm và thu hút du khách đến với hòn đảo xinh đẹp phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Tỉnh Kiên Giang tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết tỉnh mở rộng, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên bền vững, bảo tồn tính đa dạng sinh học cao.

Về Thanh Lân tìm đặc sản, ăn thứ 'đanh' hà nơi biển sâu

'Đanh' hà hay còn gọi là cơ trai là đặc sản không phải ở đâu cũng có. Món này nếu chế biển thành món gỏi thì tuyệt vời.

Thời gian vàng cho hải đặc sản sinh sôi

Bình Thuận được xem là một trong những ngư trường lớn nhất của cả nước, là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như điệp, sò lông, bàn mai, nghêu lụa, sò giấy… Do đó, nhiều năm nay UBND tỉnh đã ra thông báo cấm tất cả các hoạt động khai thác các loài hải đặc sản (mùa sinh sản) từ 1/4 đến 31/7, nhờ đó, nguồn lợi thủy sản sinh sôi phát triển.

Món bàn mai cực đắt khách ở Quảng Ninh, ai muốn ăn phải xếp hàng chờ tới lượt

Bàn mai hay sò mai ở vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh) có gì lạ mà lại hiếm và khó đặt đến như vậy.

Cơ trai xào

Lấy từ bộ phận chuyển động nhiều nhất của nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống dưới đáy biển, cơ trai xào cần tỏi thực sự là món ăn ngon, đáng thưởng thức cho du khách khi đi du lịch vùng biển đảo Quảng Ninh.

Quản lý thủy sản có sự tham gia của cộng đồng

Thuận Quý là xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam, dân số khoảng 3.077 người, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong đó thủy sản chiếm 17%… Xã có chiều dài đường bờ biển khoảng 4 km, có nhiều nguồn động vật thân mềm khá dồi dào và nhiều loài có sinh khối lớn đặc biệt là sò lông, điệp quạt, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa. Bên cạnh đó, nguồn lợi cá nổi như các loại: cá cơm, nục, chỉ, ngân, trác… các loại mực cũng khá đa dạng.

Nguy hại từ sử dụng xung điện để khai thác hải đặc sản

Vùng biển Tuy Phong được đánh giá là 1 trong 2 vùng nước trồi tốt nhất châu Á. Điều đó khiến nơi đây có nguồn lợi hải đặc sản dồi dào đặc biệt là các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao như: điệp quạt, sò lông, nghêu 2 cồi, bàn mai, dòm nâu… Tuy nhiên những năm gần đây nguồn lợi hải sản của vùng biển này đang cạn kiệt do ngư dân khai thác theo kiểu 'tận diệt'. Trong đó phương thức lặn sử dụng xung điện đang khiến tài nguyên biển nơi đây bị hủy hoại trầm trọng.