Giữ vững an ninh chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc; tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Lực lượng biên phòng luôn sát cánh cùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới

Những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới (KVBG) ngày càng được nâng lên.

Nghĩa tình với quê Bác

Trong 5 năm (2009-2014), Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn (NTTS) của Báo SGGP đã thực hiện nhiều công trình dân sinh trên cả nước, trong đó xây dựng và trang bị 17 trạm y tế, bàn giao 1.351 căn nhà tình nghĩa, tặng hơn 2.000 suất học bổng, xây dựng nhiều công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh…

Yên Châu gìn giữ nhạc cụ dân tộc

Là cộng đồng dân tộc đông nhất ở Yên Châu, chiếm hơn 53% dân số trong toàn huyện, đồng bào Thái nơi đây vẫn còn giữ gìn được nhiều nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua phong tục, tập quán, làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc... Trong đó, phải kể đến nhạc cụ trống, chiêng.

Mùa xuân ấm áp ở khu tái định cư của người dân tộc Đan Lai

Khi đối mặt trước một cuộc di dân lịch sử nữa, với người Đan Lai là cả một thử thách, vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cuối cùng người dân cũng đã thấu hiểu, đi xây dựng một cuộc sống yên ổn và no ấm hơn.

Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai

Đi - đối với tộc người Đan Lai là thoát ra khỏi sự quanh quẩn bản nghèo giữa heo hút đại ngàn. Đi là để tìm kế mưu sinh. Đi để mở rộng quan hệ, tìm cái hay, cái mới của thế giới xung quanh, mang về làm biến đổi bản nghèo cố hữu bao đời nay. Đó là những tâm huyết của ông La Văn Linh - Bí thư chi bộ bản Cò Phạt (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An), một trong những người tiên phong 'mở đường' cho tộc người Đan Lai thoát nghèo nàn, lạc hậu.

Tín dụng chính sách giúp người nghèo thoát nghèo

ĐBP - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội, huyện Mường Ảng đã đạt những kết quả thiết thực; hỗ trợ kịp thời cho người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Người Đan Lai hạ sơn

22 hộ dân với 75 nhân khẩu thuộc tộc người Đan Lai đã rời vùng lõi nơi đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát về sinh sống tại khu tái định cư, đánh dấu mốc lịch sử đối với những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền địa phương cũng như lực lượng biên phòng. Hy vọng, rồi đây tộc người này sẽ dần ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn, hòa nhập với cư dân bản địa...

Hành trình khám nghiệm hiện trường trên đỉnh Pù Mát

Ngày 1/8/2019, cơ quan chức năng nhận được tin báo của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Pù Mát về việc có khoảng 99 cây gỗ các loại gồm Dổi, Sú, Táu... đã bị đốn hạ nằm rải rác tại 5 tiểu khu (Tiểu khu 833, 836a, 825, 832 và 834) trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc địa phận xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Di chuyển tộc người ngủ ngồi Đan Lai ra khỏi chốn 'sơn cùng thủy tận' về nơi ở mới

Tộc người ngủ ngồi Đan Lai được di chuyển ra khỏi rừng sâu giáp biên giới Việt - Lào để đến nơi ở mới thuộc Khu tái định cư Kẻ Tắt - Bá Hạ (Con Cuông, Nghệ An).

Ngược bến sông Giăng

Những ngày cuối tháng 7/2019, xen lẫn trong chộn rộn là những hồi hộp, lo âu, là niềm mong ngóng, hi vọng của bà con Đan Lai về nơi ở mới. Đó là 75 nhân khẩu/22 hộ dân người Đan Lai ở bản Búng và Cò Phạt vùng lõi đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn đến khu tái định cư Bá Ha-Kẻ Tắt (xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), sau bao nhiêu năm chờ đợi…

'Nhường cơm, sẻ áo' giúp đồng bào nghèo

Tết Nguyên đán Quý Tỵ vừa qua, những người lính biên phòng Nghệ An, ngoài nhiệm vụ giữ gìn sự bình yên cho nhân dân vui xuân, đón Tết, còn sẻ chia khó khăn vất vả với đồng bào nơi vùng sâu, vùng xa bằng những phần quà nghĩa tình. Đơn vị đã tặng trên 400 suất quà cho người nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới với tổng trị giá trên 120 triệu đồng. Đây là tấm lòng, là sự tri ân sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của BĐBP đối với đồng bào vùng biên giới.