Bản Nậm Nghiệp thuộc xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Khoảng tháng 10 hằng năm, nơi đây vào mùa thu hoạch táo mèo, hấp dẫn du khách đến trải nghiệm.
Người dân vừa tổ chức lễ cúng ở tảng đá thiêng trên đỉnh Tà Tao và một mùa leo núi, chinh phục những cung đường đẹp, hoang sơ mà không kém phần kỳ vĩ ở nơi đây đã được bắt đầu.
Dành 2 ngày 2 đêm một mình trên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 mét, tôi thức trắng đêm săn ảnh dải Ngân Hà lơ lửng trên thảm hoa chi pâu, ngắm thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
Mùa hoa chi pâu đã nở rộ, trước khi bắt đầu hành trình leo lên đỉnh núi cao từ Nậm Nghiệp, bạn hãy lưu ý những điểm sau nhé.
Chiều 10-9, tịnh xá Ngọc Đức (TP.Vũng Tàu, BR-VT) đã tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà cứu trợ đồng bào tỉnh Sơn La sau cơn bão số 3.
Chỉ hơn chục năm về trước, nhắc đến Ngọc Chiến, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ, nghèo đói, đi lại khó khăn. Tuy nhiên giờ đây, nơi này đã trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách.
'Hôm nay, mình lại được một người anh gửi tặng 100kg xi măng' – gần đây, trong các cuộc hàn huyên với đồng nghiệp, Cường Nguyễn (tên được bạn bè quen gọi của nhà báo 'bỏ phố lên rừng' Nguyễn Cao Cường) thường hân hoan với câu chuyện về xi măng, cây giống, về hoa, về cỏ nơi núi rừng Nậm Nghiệp…
Tháng 3/2024, khi những sắc trắng của hoa sơn tra vào độ rực rỡ nhất, bung nở giữa núi rừng Tây Bắc, ký ức đẹp đẽ ấy sẽ được tái hiện trong các tác phẩm hội họa trong một triển lãm mang tên 'Miền hoa trắng' tại không gian nghệ thuật HoaVi Art, Hà Nội tới đây.
Vượt qua nỗi sợ độ cao, chị Thủy Loan cẩn thận leo lên nóc nhà của một căn homestay ở bản Nậm Nghiệp rồi canh góc chụp để có những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa sơn tra từ trên cao.
Cánh rừng sơn tra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đua nhau bung nở rực sáng khắp các bản làng. Từ thung lũng đến triền núi đều được bao phủ một lớp màu trắng muốt như điểm tô thêm bức tranh đa sắc màu của miền núi rừng Tây Bắc.
Hoa sơn tra hay còn được biết tới với cái tên khác là hoa táo mèo hiện vào độ nở rộ nhất. Màu hoa trắng muốt như tô điểm cho bức tranh mùa xuân miền sơn cước thêm rực rỡ. Sắc trắng phủ khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao Sơn La, níu chân du khách thập phương tìm đến.
Câu lạc bộ Bóng đá Doanh nhân Thanh Hóa vừa trao tặng nhiều suất quà ý nghĩa cho học sinh vùng cao của tỉnh Sơn La.
Đối với một người có sức khỏe kém như Thu Thủy, việc chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù là thách thức vô cùng khó khăn vì chưa bao giờ dám nghĩ có thể leo núi, nhưng đây cũng là cơ hội để cô nàng thể hiện ý chí và sự quyết tâm của bản thân.
Bước vào bản Nậm Nghiệp với bốn bề trắng muốt của hoa sơn tra. Sắc hoa tinh khôi, thơ mộng bừng lên trên nóc nhà của những người Mông sinh sống tại nơi đây .
Chênh vênh ở độ cao 2.500m so với mực nước biển, bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La có lẽ là bản làng cao nhất trên dải đất hình chữ S. Tháng 3, khi hoa mận, hoa đào trôi về cuối vụ thì rừng hoa sơn tra bung nở. Bản Mông hoang sơ và thưa thớt ấy bỗng trở nên nhộn nhịp.
Những ngày giữa tháng Ba, bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), nơi được ví là 'thủ phủ' của những cây sơn tra hàng trăm năm tuổi, bung nở trắng núi đồi thật quyến rũ.
Tháng Ba về, rừng sơn tra tại các nương đồi, thung lũng ở bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bung nở những chùm hoa trắng, tô đẹp bản làng.
Từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 3, anh Thanh lần lượt chinh phục thành công 3 đỉnh núi cao là Tà Chì Nhù, Lùng Cúng và Tà Xùa, leo lên xuống trong ngày với quãng đường trekking khoảng 20km/hai chiều mỗi đỉnh.
Giữa chốn đại ngàn ở 'miền cổ tích' Ngọc Chiến, hoa sơn tra khoe sắc trắng tinh khôi. Du khách thích thú cảm giác được đi bộ dưới tán cây hoa sơn tra, ngắm nhìn những ngôi nhà mộc mạc của bà con nơi rẻo cao...
Từ thành phố Sơn La về huyện Mường La khoảng 40km, gấp đôi thêm quãng đường là tới Ngọc Chiến. Ngọc Chiến ở gần cuối huyện, nơi giáp ranh với tỉnh Yên Bái.
Lễ hội hoa Sơn Tra được huyện Mường La, tỉnh Sơn La tổ chức trong hai ngày 9 – 10/3 thu hút đông đảo người dân đến tham quan trải nghiệm.
Tháng 3 hằng năm, hoa táo mèo hay hoa sơn tra, loài hoa gắn liền với cuộc sống của người Mông ở vùng cao, nở trắng rừng.
Trong khuôn khổ Lễ hội hoa Sơn Tra lần thứ hai năm 2024, Huyện ủy, UBND huyện Mường La (Sơn La) đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác hội họa 'Lạc trôi dưới rừng sơn tra'.
Tháng 3 về, vùng cao Tây Bắc còn làm mê lòng du khách bởi sắc trắng như mây của hoa sơn tra. Sơn tra - Sơn nữ vùng cao, chính là cây táo mèo giờ không chỉ được khai thác quả để giúp bà con vùng cao thoát nghèo, mà mùa hoa sơn tra còn thu hút hàng chục nghìn du khách đến thưởng ngoạn. Những cung đường vùng cao tháng 3 về dù cheo leo, khó khăn nhưng không ngăn được bước chân của những khách du lịch yêu thiên nhiên tìm về.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Ngày hội hoa Sơn Tra tại xã Ngọc Chiến. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho ngày hội đã cơ bản hoàn tất.
UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2024, sẽ diễn ra vào ngày 9, 10/3 tại bản Nậm Nghiệp (Nậm Nghẹp) cùng nhiều tiết mục nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Tháng Ba năm 2024, bản Nậm Nghiệp ( huyện Mường La, tỉnh Sơn La) sẽ diễn ra Lễ hội Hoa Sơn Trà cùng nhiều hoạt động dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Chương trình Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông đã hỗ trợ xây dựng cầu ATGT giúp người dân xã Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La đi lại an toàn, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
Đến Sơn La, ghé thăm bản Nậm Nghiệp vào mùa hoa sơn tra nở, bản làng vùng cao được phủ một màu trắng tinh khôi đẹp đến mê hồn, ôm trọn núi rừng.
Bản Lướt (Sơn La) nằm ở độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển, lọt thỏm giữa núi đồi và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Điểm độc đáo ở đây là những bể nước khoáng nóng bốc khói nghi ngút.
Hội nghị tổng kết dự án 'Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La' do Liên hiệp hội Sơn La phối hợp tổ chức.
Bản Nậm Nghiệp thuộc xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Dưới ánh chiều buông, bản làng vùng cao này hiện lên bình yên, thơ mộng.
Đến Sơn La, ghé thăm bản Nậm Nghiệp vào mùa hoa sơn tra nở, bản làng vùng cao nơi khoác lên mình lớp áo trắng tinh khôi, ôm trọn núi rừng.
Mùa này trên khắp các rẻo cao Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại rực rỡ sắc hoa anh đào rừng, mà bà con gọi là hoa 'Tớ Dày' với những chùm hoa tuyệt đẹp rung rinh trong gió. Cây hoa anh đào rừng mọc tự nhiên, trở thành điểm nhấn thu hút được nhiều sự chú ý của người dân địa phương cũng như du khách đến thưởng hoa.
'Nậm Nghiệp cao chênh vênh, thưa thớt và hoang sơ. Nậm Nghiệp lạnh se sắt, khô khát. Nhưng, chính những điều đó lại làm ửng hồng những trái sơn tra đặc hữu ở đất này', Nguyễn Cao Cường nhấp ly cà phê, ánh mắt xa xăm, nói về bản làng xa xôi ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La mà gã đã trót 'phải lòng' và lặn lội đi về bao lâu nay. Kể cũng lạ, gã sống và làm việc ở thủ đô, nhưng tâm hồn lại 'treo' mãi trên bản Mông xa xôi tít tắp kia. Vì đau đáu tạo sinh kế của bà con trên ấy, mà gã trăn trở, vật vã bao tháng ngày mở đường đón khách du lịch ngược ngàn…
Cây sơn tra không chỉ giữ rừng, phủ xanh đất trống mà còn có giá trị kinh tế, giúp bà con dân tộc Mông xóa đói giảm nghèo.
Để làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, thời gian qua, 5 huyện gồm Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và Mường La, Bắc Yên của tỉnh Sơn La đã tổ chức liên kết, hợp tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc.
Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La từ lâu đã nổi tiếng với khách du lịch vào mùa hoa sơn tra, hay còn gọi là hoa táo mèo nở rộ.
Hoa sơn tra phủ trắng khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao Sơn La đã hút hồn du khách khi ghé thăm.
Cứ vào mỗi độ tháng 3, bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại ngập tràn sắc hoa sơn tra, như một lời mời gọi đầy mê hoặc. Không chỉ có hoa sơn tra, ở đó còn có những con người đã tạo nên một Nậm Nghiệp đầy hạnh phúc.
Mỗi độ giêng hai, phong cảnh ở các địa phương miền núi phía bắc lại tươi đẹp, trăm hoa đua nở, tràn trề sức sống dưới nắng xuân ấm áp. Mùa sinh sôi, mùa lễ hội cũng khiến nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có nhiếp ảnh. Đầu năm đi vùng cao thực tế và sáng tác ảnh trở thành thói quen của nhiều nhiếp ảnh gia.
Những ngày này, nhiều bản làng vùng cao tại Yên Bái, Sơn La ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra.
Tháng 3 trên khắp các thung lũng, triền núi ở vùng cao Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) đang dần được phủ một màu trắng tinh khôi như tuyết của hoa sơn tra.
Ngày hội hoa Sơn Tra do huyện Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái) và huyện Mường La (tỉnh Sơn La) tổ chức, đã thu hút đông đảo bà con nhân dân và hàng nghìn du khách trong cả nước hòa mình vào không khí lễ hội với những phần thi đậm đà bản sắc văn hóa vùng cao.
Ngày hội hoa Sơn Tra tại Sơn La năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hứa hẹn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm.
Những triền đồi bao phủ bởi sắc trắng muốt của hoa sơn tra đã tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ đối với bất cứ ai đến với Tây Bắc vào dịp này.
Những ngày tháng Ba này là thời điểm thích hợp để những người ưa khám phá, trải nghiệm tìm đến chiêm ngưỡng hoa sơn tra - loài hoa gần gũi, thân thiết với cộng đồng dân tộc Mông trên những rẻo cao.
Những ngày này, bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang vào mùa hoa sơn tra (táo mèo). Ở đây có hàng nghìn cây sơn tra được dân bản trồng lâu năm, cứ đến mùa xuân hoa nở trắng núi đồi. Đây là thời điểm thích hợp để những người ưa khám phá, trải nghiệm tìm đến để chiêm ngưỡng loài hoa gần gũi, thân thiết với cộng đồng dân tộc Mông trên những rẻo cao này.