Ánh sáng có thể xua tan màn đêm, nhưng không thể khỏa lấp sự thiếu hụt tối tăm về tri thức. Chỉ có ánh sáng tri thức mới mở ra chân trời mới. Biết đọc, biết viết là cánh cửa đưa tri thức, dẫn dắt con người hiểu và nhận biết đúng sai.
Không chỉ kết nối, mở hướng giao thương, buôn bán thuận lợi, những cây cầu dân sinh đã và đang được xây dựng, đi vào hoạt động nối liền đôi bờ sông Mã ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát còn tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng miền, đảm bảo an toàn cho người dân, tạo sự thông suốt để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, hướng đến xóa đói, giảm nghèo.
Là huyện vùng biên có địa hình, địa bàn chia cắt còn nhiều khó khăn, việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối giữa các xã, bản có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, giao thương mà còn là tiền đề để người dân huyện Mường Lát kỳ vọng về một tương lai no ấm!
Bản tin Mặt trận sáng 26/5 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Làm việc lớn, bắt đầu từ việc nhỏ; Tận tâm vì cộng đồng; TPHCM phát động 'Ngày vì thành phố văn minh, sáng, xanh, sạch đẹp'; Sơn La quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025...
Tam Chung là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa). Địa hình chủ yếu là đồi, núi dốc, thiếu đất canh tác… đã khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với cách làm từ việc nhỏ đến việc lớn, việc dễ làm trước, việc khó làm sau… Tam Chung đã dần có dáng dấp của một xã nông thôn mới (NTM).
Xã Tam Chung (Mường Lát) từng được biết đến là 'điểm nóng' về ma túy. Địa hình chủ yếu là đồi, núi dốc, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, xuất phát điểm của xã Tam Chung rất thấp. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tam Chung xác định mục tiêu, lấy xây dựng các bản NTM làm tiền đề để xây dựng các tiêu chí của xã NTM.
Thời gian này, đến với huyện biên giới Mường Lát, nhiều người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mê mẩn của những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, bao quanh là những ngồi làng nép mình bên sườn núi, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Mùa này ruộng bậc thang ở huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa uốn lượn bên những dòng suối tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về 'Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', thời gian qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng (ĐBP) Tam Chung (đứng chân trên địa bàn huyện Mường Lát) đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, làm chuyển biến rõ nét nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) toàn đơn vị, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào các dân tộc huyện miền núi, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 ấm áp, đủ đầy, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức chính trị, xã hội vừa tổ chức Chương trình 'Xuân đoàn kết-Tết biên cương', phiên chợ 'Ấm tình biên cương'.
Đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát có 3.533 hộ, với 19.170 nhân khẩu, chủ yếu sinh sống ở 39 bản thuộc 6 xã trên địa bàn huyện. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, niềm tin vào Đảng, Nhà nước ngày càng vững chắc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên tuyến biên giới.
Trong cái rét ngọt những ngày cuối năm, có dịp lên các bản đồng bào Mông ở huyện Mường Lát, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi ở vùng đất này, nhiều tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa vắt qua những ngọn đồi được phủ xanh các loại cây lâm nghiệp, sắn, ngô, xen lẫn sắc màu tinh khôi của hoa đào, hoa mận. Khi những túm ngô gác kín mái bếp, thóc đầy bồ cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát chuẩn bị đón cái tết trong niềm vui.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và Nhân dân địa phương, xã Tam Chung (Mường Lát) đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Từ địa phương còn nhiều khó khăn, đến nay xã Tam Chung đã phát huy sức mạnh tập thể, từng bước nỗ lực xây dựng các tiêu chí xã NTM. Kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên.
Phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' ở huyện Mường Lát ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa rộng khắp, tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực đến các mặt của đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Trước đây, đồng bào dân tộc Mông hầu hết chỉ dựa vào đồi núi, thu nhập chính từ việc làm nương rẫy, trồng rừng, thì nay đã dần thay đổi phương thức trong sản xuất, năng suất cây trồng, vật nuôi dần tăng lên, từ đó góp phần ổn định đời sống.
... Các hoạt động được hội triển khai thực hiện tại các bản có hội viên, phụ nữ dân tộc Mông đã góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông; nâng cao kiến thức về mọi mặt giúp chị em tích cực tham gia xây dựng và phát triển quê hương...
Thực hiện phong trào thi đua 'Chung sức xây dựng nông thôn mới', những năm qua lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa đã có những đóng góp đáng kể góp phần cùng các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Mường Lát là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục, tập quán khác nhau. Huyện vùng biên này còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, là những lợi thế để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Dẫu vậy, những tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức.
Bên dòng sông Mã êm đềm chảy về xuôi, Pom Khuông, Tam Chung được xem là bản đẹp nhất ở Mường Lát (Thanh Hóa). Nơi đây có ruộng bậc thang lớp lớp, những ngôi nhà tường trình xây bằng đất, cùng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ đẹp đến lạ lùng.
Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa hiện đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã của 3 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, với gần 19.000 nhân khẩu. Trong đó, Mường Lát có 39 bản có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tổng số hơn 3.000 hộ, chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Đặc sắc và làm nên nét riêng của đồng bào dân tộc Mông chính là nhà ở, trong đó phải nhắc đến những ngôi nhà trình tường.
Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã và đang trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Từ phong trào đã xuất hiện những gương điển hình, được Nhân dân tin tưởng, học tập noi theo, thực sự 'là cái gốc của mọi công việc' trên mỗi bản làng vùng cao xứ Thanh.
Trong những năm qua, kinh tế của đồng bào dân tộc Mông ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) chủ yếu dựa vào làm nương, trồng rừng. Chính vì vậy đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ thay đổi cách làm ăn nhiều gia đình đã trở nên khấm khá.
Trên cơ sở đầu tư hạ tầng làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), hướng đến giảm nghèo nhanh, bền vững, thời gian qua huyện vùng cao biên giới Mường Lát đã tích cực đẩy nhanh việc thực hiện các công trình xây dựng cơ bản.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, tính từ 18 giờ ngày 2-9 đến 18 giờ ngày 3-9-2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 15 ca mắc COVID-19. Các ca mắc này đều ghi nhận trong khu cách ly và khu phong tỏa.