Thay đổi nếp nghĩ - thay đổi tương lai

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì bên cạnh đó, vẫn còn không ít vấn đề tồn tại trong nhận thức, nếp nghĩ, cách làm... cần được thay đổi.

Vượt núi cao đi tìm tri thức: Chuyện những cô giáo nơi bản làng

Sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh khó khăn, lại bị 'bó buộc' trong những định kiến cổ hủ... Vậy nhưng, những người phụ nữ nơi bản làng đã quyết tâm thay đổi, hiện thực hóa giấc mơ trở thành người gieo chữ trên đại ngàn quê hương.

'Điểm tựa' biên cương (Bài 1): Khi 'nhà' có đảng viên

Trong cuộc sống, ai cũng cần có một 'điểm tựa'. Đối với người dân vùng biên cương, 'điểm tựa' ấy không đơn thuần là vật chất mà còn là tình cảm thiêng liêng của tình quân - dân thắm thiết. Tựa vào nhau tạo nên thế trận lòng dân vững chãi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Chăm lo đời sống đồng bào Mông ở bản biên giới Xía Nọi

Cuối năm 2022, lưới điện quốc gia về bản, rồi đường giao thông được mở, những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao được áp dụng, đời sống của 35 hộ với 187 nhân khẩu đồng bào Mông bản biên giới Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) đang dần khởi sắc.

Công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn có 3 bản đồng bào Mông, sinh sống dọc 12km đường biên giới, ở 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy với 217 hộ, 1.058 nhân khẩu. Nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của vùng đồng bào Mông, góp phần đảm bảo an ninh biên giới, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế.

Sung Văn Cấu - người có uy tín trong cộng đồng người Mông bản Xía Nọi

Trưởng thành từ bí thư chi đoàn thanh niên rồi trưởng bản, bí thư bản và nay là Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn), anh Sung Văn Cấu đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như xóa bỏ những hủ tục của đồng bào Mông đã tồn tại bao đời nơi rẻo cao này.

Công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn có 3 bản đồng bào Mông, sinh sống dọc 12km đường biên giới, ở 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy với 217 hộ, 1.058 nhân khẩu. Nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của vùng đồng bào Mông, góp phần đảm bảo an ninh biên giới, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế.

Tạo điểm tựa để các đối tượng yếu thế 'an cư, lạc nghiệp'

Khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, 'tương thân tương ái' trong toàn xã hội, cùng chung tay hỗ trợ các đối tượng yếu thế có nhà ở để 'an cư, lạc nghiệp', từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, đó là tinh thần của Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về 'Cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025' (Chỉ thị số 22-CT/TU).

Nỗ lực mở đường lên bản Mông ở Quan Sơn

Đồng bào dân tộc Mông huyện Quan Sơn sinh sống ở 3 bản: Ché Lầu (xã Na Mèo), Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy). Những năm trước đây, đường lên các bản Mông còn nhiều vất vả, khó khăn, thì nay nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, giao thương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Kỳ 1: Cuộc gặp của hai tâm hồn đồng điệu

Một dự án mang điện lên bản cao được Thành Trung ấp ủ suốt 3 năm, một mong ước được Double2T - 1 tình nguyện viên trong Từ Thiện Thật ấp ủ từ thuở nhỏ. Tất cả đã trở thành hiện thực khi cả hai đã thắp sáng bản nghèo vùng cao huyện Lâm Bình nơi chính quê hương của chàng Rapper quán quân Rap Việt.

Chung tay chăm lo gia đình chính sách, người nghèo vui xuân, đón tết

Xuân Giáp Thìn 2024 đang gõ cửa mọi miền, mọi nhà. Nhằm đảm bảo cho Nhân dân, nhất là hộ gia đình chính sách, người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đều có tết, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng như các đơn vị, doanh nghiệp, người hảo tâm đã và đang chung tay, góp sức để mỗi người dân ở các huyện miền núi cao, biên giới đón tết đầm ấm, ý nghĩa. Đồng thời triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới những ngày đầu xuân mới.

Xuân ấm nơi bản Mông

Dẫu thời tiết lạnh giá, đường đi còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng với tình cảm, trách nhiệm, chiều 23/1, đoàn công tác của huyện Quan Sơn và các đơn vị tài trợ đã đến với Nhân dân 3 bản Mông: Ché Lầu (xã Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (xã Sơn Thủy) nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.

Quan Sơn tạo sinh kế nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Mông

Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Quan Sơn đã huy động nhiều nguồn lực, gắn với triển khai hiệu quả các chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc Mông, nhờ đó đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện.

Gian nan cô đỡ thôn, bản

Được xem là 'cánh tay nối dài' của ngành y tế, trong những năm qua, đội ngũ cô đỡ thôn, bản (CĐTB) đã và đang phát huy hết vai trò, năng lực trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em ở các thôn, bản vùng cao xa xôi, khu vực biên giới. Tuy nhiên, do chế độ trợ cấp ít ỏi, thậm chí không có, công việc lại vất vả, một số CĐTB đang tính bỏ nghề.

Giữ vùng biên luôn bình yên

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quốc phòng - an ninh trật tự (ANTT) an toàn xã hội, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang trên địa bàn các huyện có vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết một lòng, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, bảo vệ an ninh biên giới. Từ đó, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng bản, khu dân cư vùng biên.

Những người 'gieo chữ' giữa đại ngàn

Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô giáo, nhất là giáo viên đang giảng dạy ở các điểm lẻ luôn bám lớp, bám bản, tất cả vì học sinh thân yêu.

Chuyển biến trong công tác 'chính quyền dân vận khéo' ở xã Sơn Thủy

Xác định công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng; làm dân vận phải xuống tận thôn, bản trực tiếp gặp gỡ, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các công việc hiệu quả, từ đó công tác dân vận khéo, nhất là dân vận khéo chính quyền mới thực sự đi vào cuộc sống'. Đó là lời chia sẻ của đồng chí Lương Văn Khăm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng khối dân vận xã Sơn Thủy (Quan Sơn) trong chuyến công tác với chúng tôi về các bản Mùa Xuân và Xía Nọi.

Những cán bộ 'dân vận khéo' vượt núi, băng rừng đến với đồng bào dân tộc Mông

Với mong muốn, hướng dẫn và hỗ trợ vật liệu, dụng cụ cho đồng bào dân tộc Mông xây dựng mô hình đạt hiệu quả, vừa qua, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Quan Sơn và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã về 3 bản Ché Lầu (Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (Sơn Thủy) của huyện Quan Sơn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con làm mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà'. Những cán bộ luôn bám bản, hết lòng, hết sức góp phần từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng đời sống văn hóa mới vùng đồng bào dân tộc Mông...

Tập huấn mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà' cho hội viên, phụ nữ dân tộc Mông

Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp ra mắt và tập huấn mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà' cho hội viên phụ nữ dân tộc Mông của 3 bản Xía Nọi, Mùa Xuân và Ché Lầu (Quan Sơn).

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc Mông

Huyện vùng cao biên giới Quan Sơn có bản Mùa Xuân, bản Xía Nọi (xã Sơn Thủy), bản Ché Lầu (xã Na Mèo) với 217 hộ/1.044 nhân khẩu, 100% số hộ là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đây là những bản xa xôi, đời sống đồng bào khó khăn nhất huyện. Thời gian qua, thực hiện Đề án 'Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020'; hỗ trợ xóa nhà tranh tre, tạm bợ, dột nát theo Chương trình 167, 135... đã giúp đồng bào thay đổi mọi mặt đời sống.

Tín hiệu vui khi trò vượt núi xuống trường ngay sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh đồng bào Mông ở các huyện Quan Sơn, Mường Lát (Thanh Hóa) đã tập trung trở lại trường học đông đủ.

Đi qua vùng cỏ tranh

Ở đây cỏ tranh quanh năm xanh tốt, hoa trắng đồi, cong mềm triền dốc. Ven đường, ven nhà, ven đồi, ven suối hay trên những triền núi cao, vực sâu chỗ nào cũng có mặt của cỏ tranh. Người ta bảo nơi nào cỏ tranh mọc được, nơi đó có dấu chân người Mông; nơi nào người Mông đến được, nơi đó có dấu chân bộ đội biên phòng. Nghĩa là hai vai người lính mang quân hàm xanh không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ cột mốc, biên cương Tổ quốc mà còn ba bám, bốn cùng với đồng bào Mông nơi lưng chừng trời, lưng chừng núi, các anh đến với bà con bằng cái tình quân dân, cái nghĩa đồng bào.

Âm vang tiếng khèn Mông nơi đại ngàn

Giữa đại ngàn bao la hùng vĩ, tiếng khèn của Hơ Pó Dinh cất lên tha thiết, lúc trầm bổng, lúc rộn vang khiến người nghe cảm nhận mùa xuân đang chạm khẽ. Cùng với tiếng khèn là tiếng chày giã bánh dày rộn rã để rồi những ngày tết, bánh dày được con cháu dâng lên tổ tiên, cảm tạ trời đất cho lúa, ngô đầy nhà, gia đình khỏe mạnh.

Điện về bản!

'Bản làng em cao lưng chừng núi, leo lét đèn dầu; bản làng em cao lưng chừng núi, bốn mùa mây giăng sương, mắc núi' câu hát mang theo cảm xúc về những bản làng xa xôi. Nhưng cũng chính nơi ấy, biết bao người ngậm ngùi, chờ đợi mong điện về bản để 'Đất mở mùa tiếng máy reo vang/ Điện sáng lên quê mình đổi mới/ Người ơi! điện về bản em'.

Xuân này bản ta có điện

Chiều 5/12/2022, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Quan Sơn, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) và đơn vị nhà thầu đã tổ chức đóng điện trạm biến áp cấp điện cho bản Xa Mang, xã Sơn Điện (Quan Sơn).

Thanh Hóa: Đóng điện trạm biến áp cấp điện cho bản Xa Mang

Chiều 5/12, Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp Huyện ủy, UBND huyện Quan Sơn, Điện lực Thanh Hóa tổ chức đóng điện trạm biến áp cấp điện cho bản Xa Mang, xã Sơn Điện.

Vẻ đẹp người phụ nữ vùng cao xứ Thanh

Đến với vùng cao xứ Thanh, du khách không chỉ được tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức các món ăn ngon mà còn được ngắm nhìn vẻ đẹp mộc mạc của những người phụ nữ miền sơn cước.

Đoàn Thanh niên VNPT với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa tại Thanh Hóa

Cùng với hoạt động chuyên môn, tuổi trẻ VNPT luôn quan tâm và thực hiện các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nữ giáo viên người Mông và hành trình 'rèn' phát âm cho trẻ

Nữ giáo viên người Mông đã luôn trăn trở và tìm ra phương pháp 'rèn' phát âm cho học sinh (HS) tiểu học, để các em đọc chuẩn tiếng phổ thông. Đó là cô Sung Thị Pa Nhia, giáo viên Trường Tiểu học Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa).

Đồng bào dân tộc thiểu số hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) được các địa phương miền núi trên địa tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những giải pháp quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thanh Hóa vẫn còn gần 1.800 hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia

Trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa vẫn còn 1.793 hộ dân sống tại 6 huyện chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Những hộ gia đình này chủ yếu sống tại vùng đặc biệt khó khăn có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.

Khó khăn 'bủa vây' điểm trường lẻ bậc học mầm non

Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, đường xá đi lại vất vả… là những khó khăn cần sớm được giải quyết tại các điểm trường lẻ bậc mầm non tại huyện miền núi Quan Sơn.

Nỗ lực xóa điểm trường lẻ bậc tiểu học tại huyện vùng cao Quan Sơn

Trong nhiều năm qua bên cạnh việc đầu tư xây dựng trường lớp, huyện Quan Sơn còn gặp nhiều khó khăn xóa các điểm trưởng lẻ bậc tiểu học.

Đồng bào Mông xã biên giới Sơn Thủy chuẩn bị cho ngày hội lớn

Văn hóa và Đời sống - Những ngày này tại 2 bản Mông là Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) đang tất bật công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2025.

Chờ ngày mới ở những bản đồng bào Mông

Văn hóa và Đời sống - Mùa Xuân và Xía Nọi là 2 bản người Mông ở khu vực biên giới khó khăn bậc nhất của xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.

Những người chăm 'búp non' ở vùng cao

'Trẻ em như búp trên cành', chính bởi vậy nên giáo dục mầm non, cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục rất quan trọng. Để tạo chuyển biến căn bản, toàn diện chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là ở vùng cao còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà trường, mỗi giáo viên đang công tác tại các trường vùng cao phải có tinh thần vượt khó, sự tâm huyết với nghề thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những ngày đầu Xuân Tân Sửu, xin giới thiệu tấm gương hai cô giáo tiêu biểu trong sự nghiệp chăm lo cho những 'búp non' ở vùng cao.