Chiêm ngưỡng ngôi chùa có tòa tháp cửu phẩm liên hoa cao nhất Hải Phòng

Tòa tháp cửu phẩm liên hoa soi bóng xuống mặt hồ, tạo điểm nổi bật của chùa Phổ Chiếu tĩnh lặng giữa phố phường đông đúc, chật chội tại trung tâm TP Hải Phòng.

'Đất có Thổ công, sông có Hà Bá': Hà Bá thực ra là ai?

Vì sao lại có những cái nhìn trái ngược về Hà Bá như vậy? Có lẽ điều này bắt nguồn từ sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng ở từng vùng đất...

Nhà đầm Bahnar

Từ xa xưa, người Bahnar ở khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai thường đi làm rẫy rất xa, cách nhà hàng chục cây số đường rừng, việc đi lại trong thời vụ rất vất vả và mất nhiều thời gian. Để thuận tiện cho việc canh tác, người Bahnar đã hình thành một cách bán trú giữa rừng rẫy, đó là sống ở nhà đầm.

Tục khóc kể của người Tây Nguyên

Người Tây Nguyên quan niệm: Sau khi chết, hồn ma vẫn lưu luyến người thân. Người chết và người sống vẫn có mối quan hệ thân gần ràng rịt trong một thời gian khá dài, trừ những người chết xấu không được chôn chung trong nghĩa địa làng, không được nuôi hồn và bị lãng quên.

Những con đường ngoại ô

Pleiku nhỏ như lòng bàn tay. Những du khách đặt chân đến Phố núi sau tầm một giờ đồng hồ vòng vèo khám phá nội thành đều 'chốt sổ' lại như vậy, như câu thơ của Vũ Hữu Định 'đi dăm phút đã về chốn cũ'.

Nhớ lều nương

Ở vùng cao, lều nương luôn hằn sâu kỷ niệm bao người. Lều nương không chỉ là nơi trú tạm của người dân ngày mùa mà còn là nơi gặp gỡ tình bạn , nơi hẹn hò tình yêu .

'Giọng điệu' khác của hội họa

Không lạ trong giới trong hội họa, song những năm gần đây, tranh sơn khắc mới được một số họa sĩ Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) chọn thể nghiệm. Và lạ thay, thể loại tranh này đã chuyển tải thật sắc nét vẻ hoang sơ, thô mộc đặc trưng của một vùng sơn nguyên. 'Giọng điệu' khác biệt ấy còn kể lại những câu chuyện của đời sống hôm nay một cách đầy cuốn hút.

Nỗi buồn 'không còn nhà sàn' ở vùng đất đỏ Tây Nguyên

Với lối kiến trúc đặc biệt đã được hình thành và lưu truyền hàng ngàn năm qua, những ngôi nhà sàn không chỉ là nơi chở che cho con người, biểu tượng của tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau mà còn là đặc trưng văn hóa của vùng đất đỏ Tây Nguyên.

Mong mỏi nâng cấp con đường vào làng cô lập

Vào mùa mưa lũ, con đường bê tông chạy thẳng vào làng mất hút, chỉ còn lại bầu nước trắng xóa, mênh mông. Cả làng như bị cô lập. Việc đi lại của người dân bộn bề vất vả. Đó là tình cảnh mà khoảng 160 hộ dân ở đội 2, xóm Lộc Trung, ở xã Bình Hiệp (Bình Sơn) phải trải qua từ trước đến nay.

Mùa măng le

Để thu hái măng le, có nhóm không chỉ chặt cành vướng víu mà đốn cả cụm le rồi bẻ sạch, cắt sạch, xới tung lên, không chừa bất kỳ cây le nào dù búp đã lên xanh. Trông xót cả ruột

Những quả bầu cổ tích

Bây giờ rẫy rừng đã ít, các làng vùng sâu, vùng xa cũng mất luôn giống bầu hồ lô quả nhỏ. Mặt khác, đời sống dần hiện đại hóa nên bình nhựa, thùng nhựa, thùng tôn chứa nước đã nhiều, lại rất thuận tiện. Vậy nên, những quả bầu hồ lô gắn bó với người Tây Nguyên một thời cứ lặng lẽ đi vào cổ tích!

Kỳ lạ những bến nước giữa rừng nguyên sinh sát bên thành phố

Ở những buôn làng người đồng bào Êđê, hiện còn giữ những cánh rừng với nhiều cây cổ thụ cao nhờ luật tục giữ rừng.

Vùng đất dân leo cây cao chót vót hái thứ quả quý hay bay, chưa ra khỏi rừng đã có người chờ mua

Anh trai gọi điện hồ hởi hỏi 'Trên đấy có ươi không? Ở nhà đến mùa ươi rồi đấy. Năm nay ươi nhiều, bọn thanh niên trong buôn mình rủ nhau 'đi ươi' hết trơn rồi', chỉ thế thôi mà tôi thao thức cả đêm.

Bình yên chiều sông Ba

Từ bao đời, người J'Rai vùng thung lũng Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đã gắn bó với dòng sông vào hàng lớn nhất Tây Nguyên- sông Ba. Con sông tắm mát, nuôi dưỡng bao thế hệ, trở thành nguồn sống của cư dân một vùng .

Đình Khói - nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tín ngưỡng

Di tích đình Khói tọa lạc tại xóm Láo Thành, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Mới đây, di tích đình Khói được trùng tu, tôn tạo góp phần phát huy giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

'Làng Ba-na': Cẩm nang về văn hóa

Tập sách 'Làng Ba-na' (Pơlei Bahnar) do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phát hành với 1.600 cuốn. Đây là tập sách song ngữ Việt-Bahnar do ThS. Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cùng nhóm tác giả thực hiện. Cuốn sách dành cho những ai muốn tiếp cận các giá trị văn hóa cơ bản, đặc trưng của người Bahnar vùng Bắc Tây Nguyên.

Dấu ấn kiến trúc bản địa

Từ trung tâm TP. Pleiku theo quốc lộ 19 khoảng 7 km về hướng Đak Đoa, từ xa đã thấy nhà thờ Plei Chúet với kiểu dáng nhà rông Tây Nguyên vươn cao nổi bật. Công trình đã tô điểm thêm vào bức tranh đa dạng của văn hóa tâm linh tại Phố núi khi kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại trong nghệ thuật kiến trúc.

Xã Yang Bắc liên hoan cồng chiêng

Nhằm tiến tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, ngày 14-9, tại Sân vận động xã Yang Bắc, UBND xã Yang Bắc huyện Đak Pơ đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ 3 năm 2019.