Độc đáo biểu tượng 10 chiếc lá trên dòng sông Kôn tại Bình Định

Những chiếc lá trên công trình đập dâng Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã trở thành biểu tượng độc đáo, làm bừng sáng cả vùng quê đôi bờ sông Kôn vào ban đêm.

Vùng đất mở cửa một vương triều

An Khê-cửa ngõ và là vùng kinh tế quan trọng phía Đông Gia Lai chính là châu thổ đầu tiên của sông Ba, dòng sông dài nhất của miền Trung phát nguồn từ hệ núi Ngọc Rô (tỉnh Kon Tum) rồi chảy qua Gia Lai, Phú Yên để đổ ra Biển Đông. Nằm cận thượng nguồn của sông Ba, châu thổ này là vùng đất được cư dân miền xuôi đến mở đất lập làng từ hàng trăm năm trước, mở ra việc sống chung và giao thương với cư dân bản địa sớm nhất Bắc Tây Nguyên. Chính nhờ vậy mà Tây Sơn Tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã chọn vùng đất này làm căn cứ buổi đầu cho cuộc dấy nghĩa mở ra vương triều Tây Sơn với trang sử chống ngoại xâm hiển hách của dân tộc. Dòng sông mở Kbang là thị trấn đầu tiên nằm bên sông Ba, cách những buôn làng của người Mơ Nâm, Bahnar nơi đầu nguồn trên cả trăm cây số. Thị trấn Kbang cách thị xã An Khê 30 km, tôi phải qua lại nhiều lần để nhận ra tính độc đáo của một châu thổ cao nguyên dọc dài từ xã Nghĩa An (huyện Kbang) đến khỏi phố thị An Khê. Những ruộng đồng, nương bãi, gò đồi thoáng rộng hai bên sông, đâu cũng thắm màu xanh. Che chắn chung quanh là những hệ núi trập trùng. Những làng mạc hai bên đường hay ẩn dưới vườn cây của người Bahnar, người Kinh thảy đều tươi sức sống. Trải mình qua những lũng sâu, vực thẳm, giữa trùng điệp núi rừng ở đoạn thượng nguồn, đến An Khê, sông Ba đã mang vào hình vóc của một con sông lớn. Cầu Sông Ba trên quốc lộ 19 ở thị xã An Khê là cây cầu kiên cố đầu tiên mà người Pháp xây dựng ở đoạn sông Ba cận thượng nguồn này. Cây cầu dài nằm giữa hai đầu phố xá rộng lớn đã làm đẹp cho cảnh quan đô thị An Khê và đối lại, phố xá cũng làm cho cây cầu giữa châu thổ lồng lộng này thêm nét duyên dáng, trữ tình. Sớm mai, đi trên cầu Sông Ba nhìn những người Bahnar cưỡi xe, mang gùi từ các ngả đường đổ đến phố chợ hay đến rẫy nương sẽ nhận ra sự phát triển của đô thị cửa ngõ này có sự góp vào đáng kể của cộng đồng cư dân bản địa. Từ cầu Sông Ba nhìn ra bốn phía thấy dòng sông như một cửa mở cho mạch sống của một vùng cao nguyên rộng lớn, ba

Ngọt mát nước giếng cổ ở Bảo tàng Quang Trung

Xuân này, đến trẩy hội vui xuân ở Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), hàng nghìn người dân và du khách đều ghé thăm giếng nước đá ong cổ gắn liền với ba anh em nhà Tây Sơn để xách gàu nước rửa mặt rồi uống một ngụm, với mong muốn để nhận được may mắn trong năm mới.

Người Bahnar ăn trầu

Chắc hẳn là thời trước không có gia đình Việt nào lại không ăn trầu. Trầu trồng không đáp ứng đủ, vì thế phải dùng đến cả trầu rừng. Khai thác và buôn bán trầu rừng đã trở thành một nghề khá thịnh. Cũng bởi thế nên ở Bình Định xưa mới có bến Trường Trầu. Và theo sử sách ghi lại thì Nguyễn Nhạc trước khi trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn cũng đã đi buôn trầu nên dân gian vẫn gọi là 'anh Hai Trầu'.