Hà Nội thực hiện số hóa toàn bộ di tích văn hóa lịch sử

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, theo đó 100% di tích sẽ được số hóa trong thời gian tới.

Hà Nội hoàn thành số hóa 100% di tích vào năm 2025

Hà Nội cũng sẽ số hóa toàn diện di tích bao gồm hiện vật, cảnh quan, kiến trúc, bi kí, thư tịch, lễ hội, hồ sơ di tích...

Hà Nội sẽ số hóa 360° toàn bộ các di tích

UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo.

Tướng quân Ðào Xuân Ðiền

Sinh ra ở đất làng Bất Căng, phủ Tĩnh Gia xưa (nay thuộc xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn), tướng quân Đào Xuân Điền là niềm tự hào của dòng họ, của vùng đất này.

Tảo Sách - ngôi chùa cổ trên đất Nhật Tân

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Kỳ 2: Chân Lạp - chủ nhân sau của nhà nước Phù Nam

Những cứ liệu lịch sử ngày càng sáng tỏ và khẳng định rằng khi nhà nước Phù Nam suy yếu thì một trong những tiểu quốc là nước phụ thuộc Phù Nam đã lớn mạnh, tiến đánh và diệt vong nhà nước này. Sau khi chiếm được Phù Nam, vùng đất này được gọi là Thủy Chân Lạp (1). Hầu hết các nội dung này đều được chính sử các triều đại Trung Quốc ghi chép khá đầy đủ.

Quả chuông thời Gia Long ở chùa Đạo Tú, Bắc Ninh

Chùa Đạo Tú tên chữ là 'Bồi Khánh tự' xưa thuộc xã Đạo Tú, tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc địa phận khu phố Đạo Tú, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Hiện nay tại chùa Đạo Tú còn bảo lưu nhiều di vật cổ giá trị, trong đó độc đáo nhất là quả đại hồng chung 'Đô Hồ tự chung' đúc vào đầu triều Nguyễn, niên hiệu Gia Long 16 (1817).

Văn bia trùng tu chùa Quỳnh Khâu thời Lê Vĩnh Tộ

Văn bia góp phần làm sáng tỏ quá trình trùng tu tòa thượng điện và công trình khác của chùa. Bên cạnh đó, bài minh ca ngợi vẻ cao lớn của chùa Quỳnh Khâu tọa lạc trên nền phúc địa, linh thiêng kì lạ.

Nguyễn Huệ hành quân hay Nguyễn Thiếp dựng quân?

Đã tròn 300 năm ngày sinh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Do những ghi chép, sách văn trong gia tộc Nguyễn Thiếp hầu như chưa được công bố nên hiểu biết về Nguyễn Thiếp còn rất ít, thậm chí có chỗ sai lệch. Vai trò của ông và anh em, con cháu trong gia tộc góp phần làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lẫy lừng vẫn còn chưa được ghi nhận và làm sáng rõ.

Cần nghiên cứu, bảo tồn hai tấm bia ghi việc xây dựng cầu đá làng Thanh Liễu ở Hải Dương

Hai tấm bia ghi việc xây dựng cầu đá làng Thanh Liễu – Hải Dương có niên đại rõ ràng và nội dung của văn bia có thể giúp ích cho việc xác định tên làng Hồng Liễu hay Thanh Liễu. Bên cạnh đó giá trị của văn bia còn giúp xác định vai trò tầm quan trọng của hệ thống cầu đá xưa.

Bia đá chùa làng Phù Lưu, Bắc Ninh

Tấm bia đá chùa Vân La ghi tên nước Việt Nam ở chùa làng Phù Lưu là nguồn tư liệu quý giá minh chứng cho danh từ 'Việt Nam' được sử dụng khá phổ biến dưới thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII). Ngoài ra tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo chứa đựng giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và mỹ thuật.

Từ Hương nguyên trở thành Quốc lão triều Lê

Dù sống trong nhung lụa nhưng với chí hướng cao xa, ông đã dùi mài kinh sử và đỗ Hương nguyên ở tuổi 20.

Chùa Bồng Hinh trên đất Ngọc Trà

Làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung (Quảng Xương) có ngôi chùa Bồng Hinh nằm nép mình trong không gian làng quê tĩnh lặng. Ngôi chùa cổ có lịch sử khởi dựng từ xa xưa, gắn liền với nhiều truyền thuyết còn lưu đến ngày nay.

Vị Thám hoa đầu tiên muốn sĩ tử thi tự luận

Thám hoa Nguyễn Danh Thực là nhà khoa bảng đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, khoa cử.

Hoàng Bùi Hoàn - võ tướng ở 3 triều vua Lê

Không chỉ là võ tướng suốt 3 triều vua Lê Gia tông, Lê Hy tông, Lê Dụ tông, ông còn là một vị quan đức độ, có tấm lòng yêu thương và chăm lo cho Nhân dân, từng vì dân mà dâng khải lên Chúa Trịnh trình bày mười hai điều nên làm. Ông là Quận công Hoàng Bùi Hoàn.

97 ký tự cổ bí ẩn trong hang Bi Ký ở Phong Nha – Kẻ Bàng

Càng đi sâu vào hang, những ký tự cổ được xác định của người Chăm viết lên trên những lớp đá thạch nhũ ở Động Phong Nha hiện ra. Bên cạnh đó, những bút tích chữ quốc ngữ được khắc lên các thành, vách động cho thấy trước đây hang Bi Ký là nơi trú ẩn của các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đường 20 quyết thắng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước…

Điều lý thú về ngôi chùa nằm trên bãi nuôi voi chiến Hà Nội

Không chỉ thờ Phật, ngôi chùa đặc biệt này còn thờ cả những người có công huấn luyện voi chiến ở kinh thành Thăng Long xưa.

Chuyện tâm linh kỳ lạ của ngôi chùa cổ nổi tiếng Hải Dương

Chùa Bạch Hào là ngôi chùa hiếm hoi vừa thờ Phật vừa thờ Thành hoàng làng. Sự kết hợp độc đáo này đã được người dân khéo hợp thức hóa bằng một câu chuyện thần tiên về sự ra đời của các vị thành hoàng.

Chiêm bái Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Di tích Quốc gia đặc biệt

Vậy là Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đã kết thúc trên toàn quốc. Với tôi, dư âm không chỉ ở kỳ thi, mà trước đó, hàng ngàn lượt sĩ tử cùng giáo viên, phụ huynh ở các tỉnh, thành thành kính về chiêm bái Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - một trong hai Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đặc biệt của thành phố Hải Phòng, cũng tạo nên những ấn tượng đặc biệt về truyền thống hiếu học của người Việt Nam.