Eo biển Hormuz án ngữ trên tuyến đường vận chuyển dầu và khí gas quan trọng của thế giới, chia tách các nước vùng Vịnh và Iran. Nơi đây đã trở thành tâm điểm chú ý, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng sau khi Washington tăng cường trừng phạt Tehran và điều động thêm các lực lượng quân sự đến khu vực.
Mỹ khẳng định các mảnh mìn mà họ thu được tại hiện trường vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman có điểm tương đồng nổi bật với loại mìn mà Iran thường dùng.
Quân đội Mỹ đã thu thập được các vật chứng và dấu vân tay cho thấy sự dính líu của Iran trong vụ tấn công 2 tàu chở dầu trên vịnh Oman vào ngày 13/6.
Sau khi các vụ tấn công tàu chở dầu gia tăng ở khu vực gần eo biển Hormuz, các cường quốc dầu mỏ ở khu vực Trung Đông đã nhận thấy không thể dựa mãi vào tuyến vận tải biển huyết mạch-nơi hơn 1/3 thương mại dầu và 18% xuất khẩu khí đốt tự nhiên của thế giới đi qua…
Với tình hình ngày càng căng thẳng ở Vịnh Ba Tư, Anh sẽ gửi khoảng một trăm lính thủy đánh bộ đến khu vực để bảo vệ các tàu chiến của họ. Điều này được đăng tải trên tờ 'Sunday Times'.
Vụ tấn công chưa rõ thủ phạm nhằm vào các tàu chở dầu gần Eo biển Hormuz ngày 13/6 cho thấy địa điểm chiến lược đối với hoạt động vận chuyển dầu mỏ thế giới này có thể dễ dàng bị tấn công. Tình hình hiện nay gợi nhớ lại 'Chiến tranh tàu chở dầu' trong thập niên 80.
Mìn limpet được gắn vào thân tàu thủy bằng nam châm cùng một ngòi nổ hẹn giờ. Nó chứa lượng thuốc nổ nhỏ nhưng có thể gây thiệt hại lớn cho tàu khi nổ dưới đường nước.
Bộ Ngoại giao Anh cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu của nước ngoài ở Vịnh Oman.
Anh chính thức lên tiếng đổ lỗi cho Iran, nói rằng không một quốc gia hay tổ chức nào khác có thể chịu trách nhiệm về vụ việc trên.
Việc hai tàu chở dầu bị tấn công tại vịnh Oman ngay trong thời điểm hết sức nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran làm nguy cơ xảy ra chiến tranh trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Hai tàu này được cho là đã bị ngư lôi bắn trúng tại vịnh Oman cách bờ biển Iran khoảng 40 km giữa lúc căng thẳng Mỹ-Iran đang dâng cao.