Trong tháng 7/2024, hoạt động kinh doanh tại Mỹ đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua, theo báo cáo của S&P Global. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc duy trì giá cao cho sản phẩm và dịch vụ, do lo ngại lạm phát.
Theo dự thảo của G20, hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới vững hơn dự kiến nhưng đà phục hồi không đồng đều giữa các nước góp phần gây rủi ro phân kỳ kinh tế.
Báo cáo khảo sát về các điều kiện kinh tế Beige Book được Cục Dự trữ liên bang (Fed) công bố ngày 17/7 dự kiến kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại trong 6 tháng tới, do những yếu tố bất ổn liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, chính sách đối nội, xung đột địa chính trị và lạm phát.
Fed chi nhánh Dallas lưu ý nhu cầu tiêu dùng suy giảm gây ra mối lo ngại đối với nhiều doanh nghiệp trong khi xung đột trên thế giới tiếp diễn cũng được coi là những yếu tố đem lại rủi ro.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng mạnh thuế đối với nhiều loại mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như xe điện, chip máy tính và sản phẩm y tế, trong đó thuế xe điện tăng gấp 4 lần và lên mức hơn 100%.
Số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê Đức cho biết Mỹ đã vượt Trung Quốc, trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức trong quý 1-2024. Cụ thể, tổng kim ngạch thương mại song phương Đức - Mỹ đạt 63 tỷ EUR (68 tỷ USD), trong khi con số này với Trung Quốc chỉ dưới 60 tỷ EUR.
Mỹ đã vượt Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức trong quý đầu tiên năm nay.
Tình trạng lãi suất tăng cao và nhiều chương trình hỗ trợ ảnh hưởng do dịch Covid-19 kết thúc là những nguyên nhân chính khiến làn sóng doanh nghiệp phá sản diễn ra trên quy mô toàn cầu. Cơn sóng dữ này dự kiến tiếp tục lan rộng và kéo theo những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2023 sụt giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua, trong bối cảnh các nhà sản xuất Mỹ đẩy mạnh đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc thúc đẩy chuỗi cung ứng kết nối sâu hơn với các đối tác kinh tế khác ở khu vực Mỹ Latinh và Đông Nam Á.
Theo số liệu được công bố ngày 5/10 của Bộ Thương mại Mỹ, xuất khẩu gia tăng đã giúp làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 8 xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/6 đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,1%, do Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn so với kỳ vọng, song cho biết lãi suất cao hơn sẽ gây ra lực cản lớn hơn dự kiến trong năm 2024.
Đại diện Thương mại Mỹ nêu rõ nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với tình trạng chuỗi cung ứng mong manh, bất bình đẳng gia tăng, khủng hoảng khí hậu và những thách thức này ngày càng trầm trọng.
Thâm hụt thương mại của Mỹ dự báo ở mức 14,5 tỷ USD năm 2023 'sẽ là hồi chuông cảnh báo sự suy giảm tầm ảnh hưởng kinh tế của Mỹ trên thế giới do không thúc đẩy các thỏa thuận mới để giảm thuế quan.'
Nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực khi duy trì được đà tăng trưởng và lạm phát giảm, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những thách thức có thể cản bước tăng trưởng kinh tế của 'xứ cờ hoa' trong năm nay.