Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt mức thuế quan mới với nhiều quốc gia, chính thức khai màn một cuộc chiến thương mại quy mô lớn. Trước tình huống này, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét nhiều kịch bản để đáp trả.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nêu rõ: 'Tôi sẽ ký Sắc lệnh Hành pháp mang tính lịch sử nhằm thiết lập thuế quan có đi có lại đối với các quốc gia trên toàn thế giới.'
Thống đốc BoJ cho rằng trước mắt các mức thuế cao hơn sẽ làm gia tăng lạm phát tại Mỹ, còn về lâu dài, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của Mỹ nếu hoạt động thương mại bị gián đoạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4. Nhà Trắng thậm chí gọi đó là 'ngày giải phóng' thuế quan. Tuy nhiên, trước giờ G, dư luận thế giới vẫn đang bối rối về 3 ẩn số liên quan đến sự kiện này.
Một kế hoạch được Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa hẹn từ lâu nhằm cải tổ nền kinh tế số 1 thế giới sẽ được công bố vào ngày 2/4 tới, khi ông dự kiến sẽ tung ra đòn thuế quan 'nặng đô' nhất của mình.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố tại một sự kiện ở Phòng Bầu dục: 'Những gì chúng tôi sẽ làm là áp thuế 25% đối với tất cả ôtô không được sản xuất tại Mỹ'.'
Ngày 25/3, Chính quyền Mỹ đã bổ sung hàng chục thực thể nước ngoài vào danh sách hạn chế thương mại.
Các biện pháp 'ăn miếng trả miếng' mà Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt với nhau trong sáu tuần qua đang gây ra sự bất ổn lớn và làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp trong khu vực.
Từ khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ, giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những biện pháp này đã gây ra những phản ứng trái chiều và tác động đáng kể đến tâm lý người tiêu dùng cũng như thị trường nội địa Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn sẽ áp dụng mức thuế quan mới vào ngày 2/4, bất chấp việc Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent trước đó đã đưa ra bình luận về khả năng trì hoãn kế hoạch.
Cuộc chiến thương mại nổ ra do các biện pháp thuế quan của Mỹ có thể đẩy lạm phát toàn cầu lên cao, gây biến động thị trường và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Đây là cảnh báo mà các giám đốc điều hành của hai ngân hàng hàng đầu của Australia đưa ra ngày 18/3.
Các quyết định thuế quan liên tiếp của Washington không chỉ gây xáo trộn thị trường thế giới mà còn làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế.
Công ty vận tải biển CMA CGM sẽ đầu tư 20 tỷ USD để mở rộng các cảng container; thành lập một trung tâm vận tải hàng không tại thành phố Chicago, với sự hỗ trợ của 5 máy bay chở hàng Boeing 777.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/3 thông báo hãng vận tải biển CMA CGM có trụ sở tại Pháp sẽ đầu tư 20 tỷ USD vào Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng logistics vận tải biển và các bến cảng.
Việc trì hoãn áp thuế được đưa ra sau cuộc điện đàm với Tổng thống Claudia Sheinbaum và các cuộc đàm phán với phía Canada, bao gồm cả cuộc điện thoại với Thủ tướng Justin Trudeau trước đó.
Các 'gã khổng lồ' điện tử Nhật Bản như Sony và nhà sản xuất đồ uống Suntory đang tích trữ hàng tồn kho tại Mỹ.
Tổng thống Sheinbaum nêu rõ nếu Mỹ duy trì mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, nước này sẽ tìm đối tác thương mại mới để bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia.
Hoạt động sản xuất của Mỹ gần như không thay đổi trong tháng 2/2025, nhưng giá nguyên vật liệu đầu vào tại nhà máy đã tăng lên mức cao nhất gần ba năm và thời gian giao hàng kéo dài hơn.
Chính sách thuế quan của Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại mới và sự xáo trộn trong trật tự kinh tế thế giới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các lô hàng nhập khẩu, từ bơ, cà phê đến đường, dự kiến sẽ đẩy thâm hụt thương mại nông nghiệp của nước này lên mức kỷ lục 49 tỷ USD trong năm 2025.
Mỹ sẽ tăng gấp đôi mức thuế bổ sung đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, lên 20% vào tuần tới, do cáo buộc Bắc Kinh không làm đủ để ngăn chặn dòng chảy ma túy bất hợp pháp.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về việc sẽ áp mức thuế lên tới 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước BRICS.
EU sẵn sàng thảo luận về việc cắt giảm thuế quan đối với ô tô và các mặt hàng khác nhằm tránh một cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 14/2, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cho biết, nước này sẽ áp thuế quan đối ứng với Mỹ nhằm đáp trả các biện pháp thuế mới của Washington nhằm vào nhôm thép nhập khẩu.
Tổng thống Donald Trump kêu gọi áp dụng thuế quan 'có đi có lại' với các đối tác thương mại của Mỹ, nhưng liệu đây là một lời mời đàm phán hay một sự đe dọa?
Theo Tổng thống Donald Trump, thông báo về thuế quan mới ngày 13/2 là một sắc lệnh quan trọng và toàn diện, có thể khiến thế giới phải tuân theo.
Văn phòng Thống kê Lao động (BLS) công bố báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) mới nhất cho thấy giá cả tiêu dùng ở nước này trong tháng 1 vừa qua tăng 0,5% so với tháng trước đó.
Thủ tướng Trudeau cảnh báo nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm của Canada, nhiều người Mỹ sẽ mất việc và tăng trưởng kinh tế của Washington sẽ chịu thiệt hại.
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ châu Âu, trong khi một số quốc gia như Australia và Brasil có những bước đi thận trọng để bảo vệ lợi ích thương mại của mình. Lãnh đạo các nước châu Âu như: Đức, Ba Lan, Séc đều cho rằng biện pháp thuế quan này của Mỹ có thể kích hoạt một cuộc chiến thương mại gây tổn hại đến các bên liên quan.
Ba tuần sau khi 'người đàn ông thuế quan' quay trở lại Nhà Trắng, các cú sốc đã liên tiếp xuất hiện trên các thị trường toàn cầu, tâm lý bất an đeo bám các doanh nghiệp và nhà đầu tư, các chính phủ hối hả cân đo phương án ứng phó,... Chúng ta phải thừa nhận rằng tình hình thế giới chắc chắn sẽ còn có nhiều biến động.
Sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu từ nước ngoài, ông cho biết mức thuế này sẽ được thực thi mà không có ngoại lệ hoặc miễn trừ.
Những đợt áp thuế mới từ Mỹ có thể sẽ tạo ra 'cơn gió ngược', cản trở đà phục hồi kinh tế và khiến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động.
Tổng thống Trump coi thuế quan là 'công cụ' để tăng doanh thu, khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại và gây sức ép để các quốc gia khác phải hành động theo các mối quan ngại của Mỹ.
Từ thuế quan, an ninh biên giới đến chuỗi cung ứng ô tô, Tổng thống Trump liên tục gây sức ép lên Canada với những yêu cầu khó đoán. Ông thực sự muốn gì - một thỏa thuận kinh tế công bằng hay chỉ là một chiến lược chính trị?
Theo Morgan Stanley Capital International (MSCI), có 4 chủ đề chính dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong năm 2025.
Theo Ngân hàng BIS, các chính sách của ông Trump khiến tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị ảnh hưởng do các công ty trì hoãn đầu tư và người dân cũng chần chừ trong các quyết định mua sắm lớn.
Chuyên gia cảnh báo một khi Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn Mỹ-Trung Quốc bị loại bỏ, hai nước có thể phải mất nhiều năm để đưa quan hệ thương mại bình thường hóa trở lại.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng phát động 'cuộc chiến' thuế quan ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2 thể hiện quyết tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, kinh tế và thương mại nước Mỹ đang phải đối mặt. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc chiến tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy, tác động trực tiếp tới chính nền kinh tế số 1 thế giới và toàn cầu, đi kèm với những rủi ro cũng như phản ứng tiêu cực từ các đối tác quốc tế.
Bưu điện Mỹ (USPS) tạm thời ngừng chấp nhận các bưu kiện vận chuyển từ Bưu điện Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) từ ngày 4/2.
Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lên chất bán dẫn, giá các sản phẩm điện tử có thể tăng mạnh hơn nữa trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với áp lực lạm phát.
Ngày 4/2, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết nước này sẽ áp đặt mức thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhất định của Mỹ từ ngày 10/2. Động thái này nhằm đáp trả mức thuế mới mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới của Mỹ (CBP) thông báo từ ngày 4/2 theo giờ Mỹ, các gói hàng hóa và bưu kiện được gửi đến nước này bằng đường bưu điện từ Trung Quốc sẽ phải thực hiện thủ tục hải quan chính thức theo mức thuế mới đã được Tổng thống Donald Trump công bố.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, sáng 3/2 theo giờ địa phương, tức tối 3/2 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum thông báo Chính phủ Mỹ đã quyết định hoãn việc áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này trong 1 tháng. Quyết định trên được đưa ra sau cuộc điện đàm sáng cùng ngày giữa bà Sheinbaum và Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 đã khởi động cuộc chiến thương mại Bắc Mỹ với hai nước láng giềng Canada và Mexico.
Hội đồng Điều phối Kinh doanh Mexico (CCE) hôm 2/2 đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước quyết định áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhấn mạnh rằng biện pháp này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng đã được thiết lập trong 30 năm qua, qua đó giúp Bắc Mỹ trở thành một trong những khu vực kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.
Ngày 1/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh hành pháp áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico và bổ sung thuế quan 10% đối với Trung Quốc.
Việc Mỹ áp thuế quan mới đối với hàng hóa Canada và Mexico sẽ gây ra những phức tạp không nhỏ cho các doanh nghiệp có hoạt động trải rộng ở một hoặc nhiều quốc gia.
Giới chức Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 đã ra lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 4/2 để đối phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia về fentanyl (một loại thuốc giảm đau gây nghiện) và dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Canada sẽ áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa của Mỹ có giá trị lên tới 155 tỷ CAD, còn Trung Quốc sẽ có 'các biện pháp đáp trả phù hợp' để đáp trả mức thuế quan mới của Washington.
Tuần qua, trên thế giới xảy ra những sự kiện kinh tế nổi bật như Mỹ sẽ áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc; Fed giữ nguyên lãi suất, số người thất nghiệp ở Đức cao...
Ngày 1/2, Cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Donald Trump Peter Navarro cho biết 'nhiều khả năng Mỹ sẽ tăng thuế' nếu Mexico, Canada hay Trung Quốc phản ứng chống lại các mức thuế mới được công bố.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' tại Ninh Bình là một trong những sự kiện nổi bật trong ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động khi tuyên bố cân nhắc áp thuế nhập khẩu 10% lên hàng hóa Trung Quốc và tiếp tục cảnh báo khả năng áp thuế 25% với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada.