Gặp gỡ vợ chồng nghệ nhân gần 30 năm theo nghiệp vẽ hoa văn trên ghe ngo

Mỗi năm, cứ đến mùa lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống, các chùa Nam tông Khmer - nơi có đội ghe ngo tham gia đều có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, từ khâu tuyển chọn lực lượng vận động viên, sửa chữa đến đóng chiếc ghe ngo mới. Theo đó, khâu làm đẹp cho những chiếc ghe ngo cũng không kém phần quan trọng từ những bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của các nghệ nhân Khmer khiến các chiếc ghe càng thêm nổi bật.

Các chùa Khmer tất bật chuẩn bị đón lễ Sene Đôn Ta

Các chùa Khmer trong tỉnh Kiên Giang đã và đang tất bật chuẩn bị đón lễ Sene Đôn Ta với tinh thần vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Người dân An Giang háo hức chờ đợi 'Lễ hội đua bò Bảy Núi' vùng đồng bào Khmer

Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer địa phương, diễn ra từ ngày 24 - 26/9. Một trong những nội dung được đồng bào Khmer mong đợi nhất là 'Lễ hội đua bò Bảy Núi'.

Chiếc ghe ngo độc nhất vô nhị

Sóc Trăng là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là địa phương có số lượng ghe ngo nhiều nhất tham gia Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống hàng năm. Đặc biệt năm nay, tại chùa Serey Pro Chum Wongs (Peam Buôl Thmây), Phường 4, TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) xuất hiện lần đầu tiên chiếc ghe ngo độc nhất vô nhị, thay vì sơn phết, vẽ như những chiếc ghe ngo khác, nhà chùa lại thuê nghệ nhân Khmer đến đục đẽo tạo hình tượng Naga 'Neák' nổi trên toàn thân ghe, góp phần tạo hình ảnh thật sống động, ấn tượng.

Khất thực, nét đẹp văn hóa Khmer miền biên viễn

Khi đi, các sư luôn vấn thượng y trùm kín, chân không đầu trần, không chống gậy hay che dù, lúc đi không nói chuyện, không ngó liếc hai bên, đặc biệt không được tìm nghe chuyện của người khác. Đó là sự rèn luyện vô cùng tuyệt vời để tu sĩ đạt đến đạo giải thoát.

Nhạc ngũ âm - di sản quý giá của đồng bào Khmer

Trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer, bên cạnh những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, dàn nhạc ngũ âm được đồng bào Khmer xem là tài sản văn hóa, là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng.

TP.HCM tri ân các hoạt động vì cộng đồng của Phật giáo

Chiều 11/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và lãnh đạo các đoàn thể của thành phố đến thăm và chúc mừng một số cơ sở Phật giáo trên địa bàn.

Các chùa Nam tông Khmer nô nức đón tết Chôl Chnăm Thmây

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang về mang theo không khí rộn ràng trên khắp các xóm, ấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là lúc các chùa Phật giáo Nam tông Khmer nô nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền theo phong tục và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer

Huyện Long Phú (Sóc Trăng) hiện có trên 32.560 người Khmer, chiếm 28,56% dân số của huyện, sống đan xen với dân tộc Kinh, Hoa, tập trung nhiều nhất ở các xã: Long Phú, Tân Hưng, Trường Khánh và thị trấn Long Phú. Thời gian qua, chính quyền các cấp huyện Long Phú thường xuyên quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cải thiện chất lượng cuộc sống về mọi mặt.

Tâm sự của những người trong cuộc

Hàng năm, cứ vào dịp rằm tháng 10 (âm lịch), đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng lại hòa mình với các hoạt động Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống. Tuy nhiên năm nay, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, tại cuộc họp ngày 24-9-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất chủ trương không tổ chức Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2021. Trước tình hình đó, chúng tôi có cuộc trao đổi với những người trong cuộc.

Nhạc ngũ âm trong các lễ hội của đồng bào Khmer

Phleang-pinh-peat (nhạc ngũ âm) là một trong những loại hình âm nhạc hòa tấu không thể thiếu trong lễ hội và nghi lễ tôn giáo của đồng bào Khmer, như: Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống, Tết Chôl Chnăm Thmây, Sene Đôn Ta, Kathina (Dâng y), lễ cầu an…

Về Châu Thành mùa nước nổi

Ai từng đến Châu Thành và đi thuyền trên sông sẽ cảm nhận nét đẹp thơ mộng ở hai bên bờ Vàm Cỏ Đông. Dọc theo miền đất này có những bến sông rất nổi tiếng đã đi vào lịch sử, như bến Tầm Long, Băng Dung, Gò Nổi, Lồ Cồ, Đồi Thơ…

Đồng bào Khmer đón Lễ Sene Đôn Ta, chấp hành tốt phòng, chống dịch Covid-19

Sene Đôn Ta được xem là một trong những lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ, có ý nghĩa như lễ Vu lan báo hiếu, là dịp để đồng bào Khmer thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất.

Các chùa Nam tông Khmer chủ động phòng, chống Covid-19

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng phức tạp, đặc biệt trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Để chủ động phòng, chống và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh đã hạn chế nhiều hoạt động theo nghi lễ truyền thống hàng năm.

Cấp thẻ căn cước công dân cho các vị sư sãi và ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer

Nhân dịp buổi họp mặt các vị trụ trì, nhân sĩ trí thức và ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer năm 2021, vào sáng ngày 31-3, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử cho các vị sư sãi và ban quản trị, nhân sĩ trí thức của các chùa trong tỉnh.

Phum Ma: ngôi chùa xưa bên đường vành đai biên giới

Huyện Châu Thành (Tây Ninh) hiện nay có ba ngôi chùa Nam tông Khmer, trong đó ngôi chùa được xây dựng sớm nhất đó chính là chùa Phum Ma.

Đổi thay ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao, phát triển phong phú, đa dạng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm gia đình chính sách, doanh nghiệp sản xuất thủy sản, trại giống lúa ST và chùa Nam tông Khmer

Tiếp tục làm việc tại tỉnh Sóc Trăng, sáng ngày 26-11, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các thành viên trong đoàn đã đến thăm các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn huyện Châu Thành, thăm doanh nghiệp chế biến thủy sản, Trung tâm Giống lúa ST và chùa Nam tông Khmer. Cùng đi với đoàn có các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Sene Đôn Ta - lễ nghi truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer

Ph'chum-banda hay Sene Đôn Ta là một trong những lễ nghi truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer. Đây là lễ nghi định kỳ quan trọng nhằm thể hiện đạo lý 'cây có cội, nước có nguồn', lòng hiếu thảo của các thế hệ con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên phù hộ cho con cháu, phum sóc được an vui…

Đồng bào Khmer Sóc Trăng vui đón lễ Sene Đôn Ta nhưng không quên phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, đồng bào Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng vui đón mùa lễ Sene Đôn Ta năm 2020 nhưng không quên các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng bào Khmer An Giang đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, an toàn trong mùa dịch

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2020 của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nói chung sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 13 - 16/4.

Có 135 tăng sinh và học sinh tham dự kỳ thi các lớp sơ cấp Pali TX. Vĩnh Châu

Sau 2 ngày thi nghiêm túc, tối ngày 12-1, tại chùa Chhung Thum (Xung Thum), xã Lai Hòa (TX. Vĩnh Châu), Chi hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TX. Vĩnh Châu phối hợp với Ban quản trị của chùa tổ chức công bố kết quả và trao phần thưởng cho các thí sinh đạt thứ hạng trong kỳ thi các lớp sơ cấp Pali (từ Pali 1 - 3) năm học 2019 - 2020.

Thiêng liêng ngày lễ Dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer

Hàng năm, sau mùa an cư kiết hạ, mỗi chùa nam tông Khmer sẽ long trọng tổ chức Lễ Dâng y. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng và thiêng liêng, thể hiện thiện tâm của người phật tử trong việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo phước đức lớn cho phật tử tại gia.

Những trầm tích thời gian dưới nền chùa Kà Tum cũ

Chùa Kà Tum trước đây đã thực sự lui vào dĩ vãng. Nhưng nền xưa vẫn còn đó, nó vẫn được giữ gìn như một chứng nhân của lịch sử bi thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng oanh liệt của mảnh đất này.

Đến chùa Rô xem hội đua bò!

Mỗi năm 1 lần, chùa Rô (xã An Cư, Tịnh Biên) tổ chức hội đua bò. Đây là hoạt động nhằm đáp ứng niềm đam mê của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer và thể hiện một phần bản sắc của môn đua bò, vốn xuất phát từ mặt ruộng của các chùa Nam Tông Khmer ở vùng Bảy Núi.