An toàn thực phẩm ở chợ truyền thống: Vẫn là bài toán khó!

Chợ truyền thống là nơi cung cấp nguồn thực phẩm thường xuyên cho hầu hết người dân. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, cơ sở hạ tầng kém, ý thức của tiểu thương chưa cao nên tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường. Hiện vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống vẫn là bài toán khó với cơ quan chức năng.

Xử lý vi phạm phòng, chống dịch tại chợ dân sinh

Ghi nhận công tác phòng, chống dịch ngày 5-7 cho thấy, nhiều địa phương đã tăng cường kiểm tra, quyết liệt xử lý vi phạm, đặc biệt là tại các chợ dân sinh, khu vực gần khu công nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng chủ quan, không tuân thủ đúng quy định phòng dịch vẫn còn tồn tại. Nhiều hàng rong, chợ 'cóc', quán trà đá… vẫn xuất hiện trên các tuyến phố.

Còn vi phạm phòng, chống dịch tại chợ dân sinh

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang căng mình thực hiện các biện pháp phòng, chống lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những người dân, khu vực chợ dân sinh thực hiện nghiêm quy định phòng dịch, vẫn còn tồn tại một bộ phận người dân tỏ ra chủ quan, lơ là trong việc thực hiện quy định '5K'.

Tăng cường phòng dịch ở chợ truyền thống

Chợ truyền thống vẫn là kênh thương mại quan trọng cung cấp nguồn nông sản, thực phẩm cho người tiêu dùng ở các vùng ngoại thành của thành phố Hà Nội. Tiện lợi, nhưng có thể nói, loại chợ này tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường… Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc nâng cao trách nhiệm của tiểu thương, tăng cường phòng dịch và bảo đảm cung cấp nông sản an toàn cho người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Giá gia súc, gia cầm và rau xanh tiếp tục giảm

Ngày 10-2 (tức 29 tháng Chạp năm Canh Tý), chỉ còn 1 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tiếp tục giảm.

Kiên quyết không để dịch phát sinh trong cộng đồng

Ngày 28-10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký văn bản hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; kiên quyết không để xảy ra, lây lan dịch trong cộng đồng. Ghi nhận của phóng viên Báo Hànôịmới trong ngày 31-10, bên cạnh các địa phương duy trì kết quả tích cực, còn một số nơi, người dân vẫn chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng và chưa thực hiện tốt 'thông điệp 5K'.

Tập trung giám sát phòng dịch nơi công cộng

Ngày 19-9, dù Hà Nội có mưa to nhưng lực lượng chức năng các quận, huyện vẫn tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Giá thịt lợn hơi giảm, rời mốc 90.000 đồng/kg

Ngày 18-6, giá thịt lợn hơi trên địa bàn cả nước tiếp tục giảm, tại miền Bắc giá dao động 88.000 đồng/kg-89.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg-2.000 đồng/kg so với ngày 17-6.

Nỗi lo an toàn thực phẩm ở chợ nông thôn

Vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ nông thôn luôn được người dân quan tâm, nhưng thời gian qua vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến. Đặc biệt, do các mặt hàng tươi sống bán lẫn cùng thực phẩm chế biến sẵn, cộng với thời tiết nắng nóng như hiện nay rất dễ lây lan mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng… Bởi vậy, kiểm soát an toàn các mặt hàng nông sản, thực phẩm tại chợ nông thôn đang là vấn đề cấp thiết.

Lãng phí đầu tư xây dựng chợ ở Thanh Hóa

Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có một số chợ đầu tư xong nhưng không hoạt động, gây lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa.