Thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại các chợ dân sinh, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng việc thanh, kiểm tra, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng, tiểu thương góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh…
Chợ truyền thống có vai trò quan trọng trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ năm 2013 đến nay chưa phát hiện gia cầm nhập lậu về chợ Hà Vỹ (huyện Thường Tín); đồng thời từ năm 2011 đến nay chưa phát hiện tại chợ các chủng cúm gia cầm cũng như nguồn bệnh lây lan ra đàn gia cầm trên địa bàn.
Sau nhiều năm 'vắng bóng' không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3-2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân, đặc biệt là gà ta tăng mạnh. Chợ Hà Vỹ (Thường Tín) đang vào 'vụ buôn bán' lớn nhất trong năm.
Tính đến tháng 10/2023, toàn quốc có hơn 200 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây là con số khiêm tốn trong số hàng nghìn chợ truyền thống, chợ dân sinh trên cả nước. Ghi nhận từ thực tế cho thấy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ cần phải được quan tâm hơn nữa.
Chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín là chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc, mỗi ngày nhập 50 tấn gia cầm phục vụ 162 ki ốt. Chợ hoạt động từ năm 2011 nên đến nay đã xuống cấp khiến huyện Thường Tín phải truy thu tiền thuê ki ốt để cải tạo chợ.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, trên địa bàn TP vẫn còn hàng trăm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Các cơ sở này do UBND cấp huyện quản lý, cấp phép. Hoạt động của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ có liên quan mật thiết với tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến hiện nay.
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trên địa bàn Hà Nội sẽ tăng cao. Trong khi đó, tình trạng nhập lậu động vật, nhất là gia cầm từ các tỉnh biên giới vào nước ta khá phức tạp.
Chợ truyền thống là nơi cung cấp nguồn thực phẩm thường xuyên cho hầu hết người dân. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, cơ sở hạ tầng kém, ý thức của tiểu thương chưa cao nên tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường. Hiện vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống vẫn là bài toán khó với cơ quan chức năng.
Chiều 28/9, Huyện ủy Thường Tín tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội với 300 đại biểu Nhân dân trên địa bàn huyện năm 2023.
Chợ gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) là chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc, mỗi ngày nhập khoảng 40-50 tấn gia cầm, thủy cầm. Chợ hoạt động từ năm 2011 với 162 gian ki ốt và đến nay, nhiều hạng mục đã xuống cấp, lộ rõ sự quá tải. Thực tế này cho thấy, chợ đang cần sớm cải tạo về hạ tầng...
Hiện phần lớn nông sản, thực phẩm cung cấp từ chợ đầu mối, chợ dân sinh, nhưng các hộ kinh doanh vẫn chưa chú trọng tới nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Do đó, để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản bán trên thị trường, các ngành chức năng của thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức kinh doanh cho các tiểu thương và tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm.
Giai đoạn 2021 – 2025, thành phố Hà Nội đưa vào kế hoạch cải tạo 168 chợ, xây dựng mới 141 chợ. Đồng thời, xác định đẩy mạnh xã hội hóa để giảm bớt đầu tư công.
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, từ nay đến năm 2025, nếu đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án đã có nhà đầu tư để triển khai thực hiện dự án, thúc đẩy kêu gọi đầu tư thì 7 chợ đầu mối nằm trong quy hoạch chúng ta sẽ đạt được mục tiêu.
Thời gian qua, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để ngăn chặn tình trạng này, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, nhằm cung cấp cho thị trường thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Những ngày cận dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (TP Hà Nội) tiêu thụ hơn 100 tấn gia cầm các loại mỗi ngày. Các vị khách đến đây chủ yếu là các tiểu thương, người mua hàng về nhà làm cỗ…
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thời gian tới, Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành liên quan sẽ tiến hành rà soát, bố trí vị trí thuận lợi để lắp đặt nhà trạm phục vụ tổ kiểm tra làm việc, lấy mẫu xét nghiệm nhanh hàng ngày đối với các thực phẩm kinh doanh tại các chợ…
Để quy chuẩn hóa chất lượng nông sản, thực phẩm phục vụ người dân, hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang thực thi theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap... Thực tế, những sản phẩm này hiện có giá bán cao, thường để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị. Trong khi đó, tại chợ truyền thống người dân vẫn phải sử dụng nông phẩm không rõ xuất xứ. Trước thực trạng này câu hỏi đặt ra là, bao giờ chúng ta có quy chuẩn chung về nông phẩm cho cả hệ thống siêu thị, chợ dân sinh?
Báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều bài phản ánh sai phạm trong công tác quản lý của các đơn vị đối với hoạt động của tiểu thương chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội). Đến nay, các tiểu thương đã tháo dỡ công trình vi phạm đạt 90%.
Báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều bài phản ánh sai phạm trong công tác quản lý kinh doanh của các tiểu thương tại chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội). Đến nay, mới có thêm 6/13 tiểu thương tự tháo dỡ công trình vi phạm theo kiểu…đối phó.
Báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều bài phản ánh những khuất tất trong công tác quản lý hoạt động buôn bán tại chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín ( TP Hà Nội). Đến nay, địa phương đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cưỡng chế 13 ki ốt còn lại.
Báo Kinh tế & Đô thị thời gian qua đã có loạt bài phản ánh những bất cập, khuất tất trong công tác quản lý tồn tại nhiều năm qua ở chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội). Đến nay, một số nội dung đang tiếp tục được giải quyết.
Báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều bài phản ánh những sai phạm trong công tác quản lý tại chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) dẫn đến việc hàng loạt tiểu thương ngang nhiên vi phạm. Ngay sau đó huyện đã tiếp thu, có phương án xử lý.
Trong nhiều năm qua, Ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) đã cho dựng hàng chục kiốt, bố trí gian hàng không nằm trong quy hoạch để đưa tiểu thương vào kinh doanh. Thậm chí, khu vực nhà vệ sinh cũng bị 'bủa vây'…
Từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân sẽ lớn nên hoạt động buôn bán, vận chuyển sản phẩm gia súc, gia cầm cũng gia tăng. Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm, ngành Nông nghiệp thành phố Hà Nội tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát ngay bước đầu ở cơ sở, từ sơ chế, chế biến đến các chợ dân sinh.
Thị trường tiêu thụ chậm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, mấy ngày gần đây, giá các loại gia cầm và trứng gia cầm tiếp tục giảm mạnh từ trang trại đến chợ dân sinh. Nhiều giải pháp đã và đang được triển khai nhằm hỗ trợ người nông dân.
Ngày 10-2 (tức 29 tháng Chạp năm Canh Tý), chỉ còn 1 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tiếp tục giảm.
Là chợ gia cầm lớn nhất khu vực phía Bắc, chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) tấp nập người mua bán những ngày cận Tết. Từ đầu cổng vào chợ, các xe tải nối đuôi nhau xếp hàng, còn bên trong các tiểu thương vào nhập hàng, giao dịch vô cùng nhộn nhịp.
Đến chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) vào những ngày này, cảm nhận đầu tiên là không khí mua bán tấp nập. Theo các tiểu thương ở đây, từ 23 tháng Chạp đến ngày áp Tết, sức mua mới tăng mạnh, nhưng năm nay nguồn cung dồi dào, nên giá cả sẽ ổn định hơn so với mọi năm.
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, vẫn có nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô khuyến cáo các trang trại cần chủ động, tuân thủ chặt chẽ quy định về tiêm phòng vắc xin, chú trọng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...
Dịch Covid-19 khiến cuộc sống mưu sinh của các tiểu thương tại chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín) - một trong những chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc, gặp nhiều khó khăn. Dẫu vất vả, nhọc nhằn lặn lội sớm khuya nhưng không ai bỏ nghề. Tất cả vẫn đang miệt mài với công việc và hy vọng công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục mang lại hiệu quả, để hoạt động kinh doanh những tháng cuối năm không bị ảnh hưởng, từ đó có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hằng ngày.
Chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) là chợ kinh doanh lớn nhất phía Bắc về gia cầm, trung bình mỗi ngày chợ tiêu thụ vài chục tấn gà, vịt nhập từ các tỉnh, thành phố. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế dịch cúm gia cầm phát sinh, thời gian qua, các ngành chức năng đẩy mạnh việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ các loại gia cầm bán tại chợ.
Ngành Nông nghiệp Hà Nội hiện đáp ứng được 60% nhu cầu về các loại thịt, còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh cũng như ý thức chấp hành quy định của tiểu thương còn hạn chế đã đặt ra yêu cầu mới trong việc kiểm soát lưu thông, đồng thời đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trong hai ngày 21 và 22-4, các tiểu thương tại chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được kiểm tra nhanh Covid-19.
Ngày 21/4, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lấy mẫu, test nhanh sàng lọc Covid-19 cho hàng trăm tiểu thương và những lao động tại chợ đầu mối Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.